Miễn cưỡng làm gì (reluctant)


Be reluctant TO do sth

(miễn cưỡng làm gì)
 

I am reluctant to lend him money.
He was reluctant to talk about his family.
She is a bit reluctant to accept my invitation to the party. 
She is reluctant to learn English.
I was reluctant to buy a new computer.

She is reluctant to apologize to her friends.
She is reluctant to ask me some questions.
I am reluctant to help him
I was reluctant to go out with him last night.
My son is reluctant to listen to me


He is reluctant to stay overnight in the park with me.
He is reluctant to invite me to the party.
I was reluctant to take a photo with my mother.
She was reluctant to travel and climb mountains with his family.
Hoa was reluctant to sing us a song.


He is reluctant to discuss the book with their classmates.
His manager was reluctant to give me some information about his company.
I am reluctant to accept the invitation to stay with us and have some beer.
My mother was reluctant to celebrate my birthday party.
My daughter was reluctant to wear her old dress.

Tạm dịch

Tôi miễn cưỡng cho anh ta vay tiền.
Anh ngại ngần khi nói về gia đình mình.
Cô ấy hơi miễn cưỡng khi nhận lời mời dự tiệc của tôi.
Cô ấy miễn cưỡng học tiếng Anh.
Tôi đã miễn cưỡng mua một máy tính mới.

Cô miễn cưỡng xin lỗi bạn bè của cô ấy.
Cô ấy miễn cưỡng hỏi tôi một số câu hỏi.
Tôi miễn cưỡng giúp anh ấy
Tôi đã miễn cưỡng đi ra ngoài với anh ấy tối qua.
Con trai tôi miễn cưỡng nghe tôi

Anh ấy miễn cưỡng ở lại công viên qua đêm với tôi.
Anh ấy miễn cưỡng mời tôi dự tiệc.
Tôi miễn cưỡng chụp ảnh chung với mẹ.
Cô miễn cưỡng đi du lịch, leo núi cùng gia đình anh.
Hoa đã miễn cưỡng hát cho chúng tôi một bài hát.

Anh ấy miễn cưỡng thảo luận về cuốn sách với các bạn cùng lớp của họ.
Người quản lý của anh ấy đã miễn cưỡng cung cấp cho tôi một số thông tin về công ty của anh ấy.
Tôi miễn cưỡng chấp nhận lời mời ở lại với chúng tôi và uống một ít bia.
Mẹ tôi miễn cưỡng tổ chức tiệc sinh nhật cho tôi.
Con gái tôi đã miễn cưỡng mặc lại chiếc váy cũ của cô ấy.


Facebook của mình: https://www.facebook.com/belnguyen2018/
Kênh youtube của mình: youtube.com/BelNguyen
Nhóm FeasiBLE ENGLISH : https://www.facebook.com/groups/609163899252710/

 

Hướng Dẫn Tham Gia Mỗi Ngày 1 Cấu Trúc Cùng Bel

Hướng dẫn tham gia:
(link nhóm CHAT https://m.me/join/AbY1Hmrzq5Cj9WSI)

 

1. Mỗi ngày đặt 1 - 3 câu dưới bài POST lúc 10h tại Fanpage: https://www.facebook.com/cokhathi/
2. Vào nhóm CHAT bình luận FINISH khi đã hoàn thành.
3. Nếu có thể thì xin giúp Bel Tag, chia sẽ, hoặc rũ bạn tham gia cùng động lực nhau học và đặt câu nhé.

 

Bel sẽ đăng nhiệm vụ mỗi ngày vào nhóm, bạn nào tham gia nghiêm túc xin tự giác, Bel sẽ cố gắng dành thời gian sửa bài cho những bạn đặt câu nghiêm túc. (do Bel có nhiều công việc, nên có thể sẽ sửa không được thường xuyên lắm nhưng mong là những bạn biết nhiều chỉ cho những bạn biết ít nhé, còn Bel sẽ cố gắng vào sửa khi có thêm thời gian)

*LƯU Ý:
a) Vì nhóm đông, nên tin nhắn sẽ kêu thường xuyên, vậy để tránh bị ảnh hưởng hoặc gây phiền nhiễu trong giờ làm việc của từng cá nhân, thì xin mọi người tắt chuông thông báo trong nhóm CHAT ở mục có biểu tượng cái chuông nhé.
b) Không đăng ảnh động, link liên kết, quảng cáo từ ngoài nhóm...

 

 

Đầu tư cái gì – invest | Mỗi Ngày 1 Cấu Trúc cùng Bel Nguyễn

invest (v) /ɪnˈvest/ đầu tư

(buy shares in order to make a profit)

invest in something

 

I will invest 2 million dollars in my project.

Are you certain to invest in my business?

By investing in stocks and bonds, I became rich.

My business decides to heavily invest in technology.

I start to invest more time in developing my company.

We need to invest time in caring for our health.

If I were you, I would invest my youth in reading books and traveling to many places.

I will invest my time in learning how to manage my time properly.

Tài liệu được xây dựng bởi: Bel Nguyễn, sử dụng tài liệu xin trích nguồn: FeasiBLE ENGLISH. Chân Thành Cảm Ơn Mọi Người.

(Mình rất biết ơn khi nhận được bất kì sự đóng góp, góp ý cho bài viết của mình từ mọi người).

 

 

what are you good at, cấu trúc mỗi ngày




I am bad at cooking
I am bad at chess
I am good at speaking English
I am good at languages
I am good at swimming.
I am good at playing music
I am good at playing tennis.
I am not good at making coffee
I am bad at playing sports
I am bad at speaking English
I am good at talking with other people.
I am not good at presenting

Tôi nấu ăn dở
Tôi chơi cờ kém
Tôi nói tiếng anh giỏi
Tôi giỏi ngôn ngữ
Tôi giỏi bơi lội.
Tôi chơi nhạc giỏi
Tôi chơi quần vợt giỏi.
Tôi không giỏi pha cà phê
Tôi chơi thể thao tệ lắm
Tôi nói tiếng anh tệ
Tôi giỏi nói chuyện với người khác.
Tôi không giỏi thuyết trình

By Bel Nguyễn
Liên hệ với Bel: https://feasibleenglish.net/giasubel




 

Present Continuous (Thì hiện tại tiếp diễn)

Thì hiện tại tiếp diễn


1. TẠI SAO BẠN PHẢI HỌC THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN?

 
Xét ví dụ sau: 
1. Tôi đang uống một ly nước
2. Tôi uống một ly nước.
 
Câu 1 và 2 khác nhau ở điểm nào? câu 1 có chữ "đang" nói về hành động đang diễn ra, còn câu 2 thì chỉ nói đến việc tôi uống nước chứ không có ám chỉ hành động đó đang diễn ra tại thời điểm nói.
 
Vậy chữ "đang" này được biểu hiện như thế nào trong tiếng Anh?
 
Tôi đang uống một ly nước  = I am drinking a cup of water.
"đang"    = am + ing 
 
Vậy: "am + ing" của câu trên được hiểu là chữ "đang" trong tiếng việt. 
 
Các bạn thử xét 2 ví dụ sau xem, chữ ĐANG được biểu hiện thành chữ nào trong 2 câu dưới đây: 
 
1. We are learning English.
2. He is playing the guitar.
 
Nếu các bạn có câu trả lời thì các bạn đã hiểu được công dụng của thì "hiện tại tiếp diễn" rồi đó.
 

Vậy chúng ta dùng thì hiện tại tiếp diễn đơn giản là để mô tả những hành động đang xảy ra trong giao tiếp. Khác với tiếng Việt chỉ dùng 1 chữ "đang" thì tiếng Anh lại dùng "be + Verb-ing" trong đó Be là động từ "to be (am, is, are)" tùy theo chủ ngữ, còn động từ thì phải thêm đuôi ING phía sau nó.

 

2. HAI CÁCH DÙNG CƠ BẢN NHẤT CỦA THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN

 
Mình có 2 ví dụ, các bạn cùng đọc kỹ giúp mình nhé.
 
Ví dụ 1:
Tôi đang uống một ly nước
Tôi uống một ly nước.
 
Các bạn xem, hai câu trên có điểm gì khác nhau. Chắc các bạn sẽ có đáp án rồi phải không, điểm khác nhau của 2 câu trên là có từ "đang" đúng không.
 
Từ "đang" ở câu trên sử dụng để nói về một hành động đang xảy ra tại thời điểm nói.  
 
Ví dụ 2: 
Tôi đang đọc một quyển sách.
Tôi đọc một quyển sách.
 
Hai câu này cũng khác nhau mỗi chữ "đang", nhưng câu "Tôi đang đọc một quyển sách." khác với câu "Tôi đang uống một ly nước" ở điểm nào các bạn có biết không?
 
Câu "Tôi đang đọc sách" áp chỉ rằng tôi đang ở trong quá trình đọc một quyển sách, hành động này chưa kết thúc hẵn.
 

Trên đây là 2 cách dùng cơ bản mà các bạn nhất định phải hiểu và thuộc, nếu đọc tới đây mà vẫn không hiểu Bel đang nói gì, thì các bạn nhắn tin trực tiếp qua Bel, để được Bel giải đáp nhé, đây là Facebook của Bel: https://www.facebook.com/belnguyen2018/

 

3. CÔNG THỨC CỦA THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN (Present Continuous)

 
  • I. Khẳng Định thì hiện tại tiếp diễn
 
S + am/ is/ are + V-ing
 
Trong đó:
S (subject): Chủ ngữ
 
am/ is/ are: là 3 dạng của động từ “to be”
 
V-ing: là động từ theo sau bởi “–ing”
 
Eg. I am playing football with my friends.
(Tôi đang chơi bóng đá với bạn của tôi)
Trong câu trên: I = chủ ngữ, am = to be, và động từ "play" mình thêm đuôi "ing" thành "playing".
 
Các bạn tham khảo một số ví dụ sau: 
 
She is cooking with her mother.
(Cô ấy đang nấu ăn với mẹ của cô ấy.)
 
 We are learning English now.
(Chúng tôi đang học Tiếng Anh.)
 
I am listening to music at the moment.
(Lúc này tôi đang nghe nhạc.)
 
My sister is working now.
(Chị gái tôi đang làm việc.)
 
They are doing their homework.
(Họ đang làm bài tập về nhà)
 
He is going out with his friend.
(Anh ấy đang đi chơi cùng bạn của anh ấy)
 
 She is walking to school at the moment.
(Lúc này cô ấy đang đi bộ tới trường.)

 
  • II. Phủ Định thì hiện tại tiếp diễn
 
S + am/ is/ are + not + V-ing
 
Khác với câu khẳng định, câu phủ định có "not" được dịch là "không cái gì đó"
 
Examples:
I am not playing football with my friends.
(Tôi đang không chơi bóng đá với bạn của tôi.)
 
She is not cooking with her mother.
(Cô ấy đang không nấu ăn với mẹ của cô ấy.)
 
We are not learning English.
(Chúng tôi đang không học Tiếng Anh.)
 
I am not listening to music at the moment.
(Lúc này tôi đang không nghe nhạc.)
 
My sister is not working now.
(Chị gái tôi đang không làm việc.)
 
You are not doing your homework
(Bạn đang không làm bài tập về nhà)
 
He is not going out with you.
(Anh ấy đang đi chơi cùng bạn)
 
She is not walking to school.
(Lúc này cô ấy đang không đi bộ tới trường.)

 
  • III. Nghi Vấn (câu hỏi) thì hiện tại tiếp diễn

 
Am/ Is/ Are + S + V-ing ?
 
Câu nghi vấn chúng ta sử dụng để hỏi ai đó có đang làm gì không, lưu ý đặc biệt của câu nghi vẫn là động từ "to be" sẽ đứng trước các chủ ngữ. Các bạn xem các ví dụ dưới đây giúp Bel nhé.
 
Examples:
 
Are you playing football with your friends?.
(Có phải bạn đang chơi bóng đá với bạn của bạn không?)
 
Is she cooking with her mother.
(có phải cô ấy đang nấu ăn với mẹ của cô ấy.)
 
Are we learning English.
(có phải chúng tôi đang học Tiếng Anh.)
 
Is he listening to music at the moment?
(có phải Lúc này anh ấy đang nghe nhạc?)
 
Is your sister working now?
(có phải chị gái của bạn đang làm việc không.)
 
Are you doing your homework?
(Bạn đang làm bài tập về nhà phải không?)
 
Is he going out with you?
(Anh ấy đang đi chơi cùng bạn có phải không?)
 
Are we learning English now?.
(có phải bây giờ chúng tôi đang học tiếng Anh không?)
 
Is she walking to school at the moment?.

(có phải Lúc này cô ấy đang đi bộ tới trường.)

 

4. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN

 
Ngoài việc hiểu cách dùng và cấu trúc ra, các bạn nhất định phải nhớ các dấu hiệu này để sử dụng để làm bài tập hoặc diễn tả câu một cách rõ ràng hơn về thời điểm xảy ra hành động giúp Bel nhé!

 
  • I. Trong câu có các cụm từ chỉ thời gian như:

– Now: bây giờ
– Right now: Ngay bây giờ
– At the moment: lúc này
– At present: hiện tại
– At + giờ cụ thể (at 12 o’lock)

 
  • II. Trong câu có các động từ như:

– Look! (Nhìn kìa!)
– Listen! (Hãy nghe này!)
– Keep silent! (Hãy im lặng)

 
Examples:
Now my sister is going shopping with my mother.
(Bây giờ em gái tôi đang đi mua sắm với mẹ của tôi.)
 
Look! She is coming.
(Nhìn kia! Cố ấy.)
 
Listen! Someone is crying.
(Nghe này! Ai đó đang khóc.)
 
Keep silent! They are taking the exam.

(Hãy im lặng! Họ đang làm bài kiểm tra)

 
 

Cách thêm "ing" vào động từ:

  • 1. Với động từ tận cùng là MỘT chữ “e”: Ta bỏ “e” rồi thêm “-ing”.

Ví dụ: 
write – writing 
type – typing 
come – coming
 
  • 2. Tận cùng là HAI CHỮ “e” ta không bỏ “e” mà vẫn thêm “-ing” bình thường.

Ví dụ: 
see - seeing
agree - agreeing
guarantee - guaranteeing
 
  • 3. Với động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT PHỤ ÂM, trước là MỘT NGUYÊN ÂM, Ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ing”.

Ví dụ: 
stop – stopping 
get – getting 
put – putting
 
Chú ý:
Các trường hợp ngoại lệ:
begin – beginning
prefer – preferring permit – permitting
 
  • 4. Với động từ tận cùng là “ie”.

– Ta đổi “ie” thành “y” rồi thêm “-ing”.
Ví dụ: 
lie – lying 
die – dying
 
Mặc dù lý thuyết là như vậy, nhưng Bel Nguyễn chỉ muốn các bạn nhớ nhất cách biểu hiện chữ "đang" là "to be + Ving", các dấu hiệu nhận biết và 2 cách dùng cơ bản nhất mà Bel đã đề cập ở trên là được. 
 
Cố gắng học để xài được chứ không nên học nhiều lý thuyết quá sẽ bị tẩu hỏa nhập ma nhé các Bạn. Mong các bạn sau khi đọc bài viết này, sẽ hiểu rõ được thông điệp của mình là: "thà học ít mà dùng được ít cũng được" còn hơn là "học nhiều mà không dùng được cái gì". 
 
Chúc các bạn một ngày thật vui vẻ, mình là Gia Sư Tiếng Anh Bel Nguyễn.
 
Bài viết bởi Bel Nguyễn, sử dụng xin trích rõ nguồn. 
 


Simple Future (Thì Tương Lai Đơn)

THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN (SIMPLE PRESENT)


HIỂU CƠ BẢN VỀ THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN.

 
 
Thì này là một thì rất dễ sử dụng tuy nhiên các bạn cần biết lý do tại sao chúng ta phải học thì này. Lúc còn học ở cấp 3, chúng ta chỉ học để làm bài tập cô giao thôi, tuy nhiên bây giờ học để sử dụng vậy sử dụng như thế nào, ứng dụng ra sao, các bạn cùng Gia Sư Bel Nguyễn khám phá thì này nhé. 
 
Trước tiên chúng ta cần hiểu TƯƠNG LAI là gì, là những sự việc, sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Vậy muốn đề cập tới những thứ sẽ xảy ra trong tương lai khi sử dụng tiếng Việt thì chúng ta dùng từ "sẽ" đúng không, vậy chữ "sẽ" trong tiếng Anh được biểu hiện như thế nào.
 
Chữ WILL đó các bạn ạ. Trước đây, mình rất khó hiểu những cái định nghĩa kiểu như "thì tương lai đơn", "thì" là gì, "đơn" là gì... rắc rối quá phải không? 
 
Nhưng giờ thì mình đã rõ, chẳng qua chữ WILL ở thì này dùng thay thế cho từ SẼ trong tiếng Việt mà thôi, và giờ chúng ta cùng nhau làm rõ thì này nha.

 
 
 


A. Công Thức Thì Tương Lai Đơn.

 
 

1. Cấu trúc câu khẳng định của thì tương lai đơn

 
  • KHẲNG ĐỊNH:
S + will +  Verb (động từ nguyên thể)
 
S = I, you, we, they, he, she, it....
 
Trong đó:
1. "S" ký hiệu của từ "subjetc", dịch: chủ ngữ
S = I, you, we, they, he, she, it....
2. "Will" trợ động từ
3. Verb = động từ (Động từ ở dạng nguyên mẫu)
 
Động từ ở dạng nguyên mẫu là gì.
Trong tiếng Anh, có những động từ khi nói ở hiện tại dùng kiểu này, nhưng khi nói tới quá khứ lại dùng kiểu khác, hoặc khi nói đến tương lai hay tiếp diễn thì cũng được biểu hiện kiểu khác.
 
"Develop" nguyên thể dịch là "phát triển", nhưng khi chúng ta thêm ed vào lại được dịch là "đã phát triển" "develoED". Vì khi chuyển sang dạng quá khứ, nó đã bị thêm đuôi "ed", nên nó không còn là động từ nguyên thể nữa. Cho nên, động từ nguyên thể là động từ ở dạng bình thường của nó, không thêm "ed" hay bất cứ hình thức nào khác. 
 
I work = tôi làm viẹc
nhưng: I am working - tôi đang làm việc
 
Từ "work" ở hiện tại, nhưng sau khi chúng ta thêm ING vào đuôi, nó lại được dịch theo nghĩa khác. 
 
Vậy nên, nguyên thể chính là động từ ở dạng bình thường của nó, không thêm ed, ing, hay chia nó ở bảng động từ bất quy tắc. 
 
Ngày xưa vì không hiểu được nội dung trên (động từ nguyên thể là gì) điều đó đã làm mình chán ghét tiếng Anh, dẫn đến việc không muốn học, vì điều đó nên mình giải thích thật chi tiết cho các bạn mới học có thể hiểu được cái căn bản nhất khi học thì Hiện Tại Đơn là gì, mấu chốt là chỉ cần hiểu động từ nguyên thể là gì. Gia sư Bel Nguyễn nói hơi dài dòng, nhưng mong các bạn hiểu, vì mình muốn những bạn mới học cũng không có ác cảm với tiếng Anh như mình đã từng, thà là học đâu hiểu đấy, để đỡ tốn thời gian.
 
 
Một vài ví dụ của thì tương lai đơn cho các bạn dễ hiểu.
 
I will help you later.
(tôi sẽ giúp bạn sau)
 
He will come here tomorrow.
(anh ấy sẽ tới đây vào ngày mai)
 
I will travel to Da Nang next month.
(Tôi sẽ đi du lịch tới Đà Nẵng vào tháng tới)
 
She will hang out with her friends tonight.
(Cô ấy sẽ đi chơi với bạn của cô ấy tối nay)
 
He will marry her next month.
(Anh ấy sẽ cưới cô ấy vào tháng sau.)
 
I will go to see you on Sunday
(Chủ nhật anh sẽ đi gặp em or tôi sẽ gặp bạn)
 
Tom will visit his parents next week.
(Tuần sau Tom sẽ về thăm bố mẹ)
 
I will return in two hours.
(Hai giờ nữa tôi sẽ trở lại)
 
He will finish his homework in twenty minutes.
(Hai mươi phút nữa anh ấy sẽ hoàn thành bài tập về nhà)
 
The wedding will take place on May 8th.
(Đám cưới sẽ diễn ra vào ngày 8/5)
 
I will give you a nice gift.
(tôi sẽ tặng bạn một món quà)
 
Các bạn thấy các ví dụ hay không, nhưng mà có ý đồ đó nha, không phải cho các bạn đọc chơi đâu mà mỗi câu mang một ý nghĩa đó.
 
Thứ nhất vừa để cho các bạn biết tương lai là gì. 
Thứ hai là để cho các bạn học những trạng buộc phải nhớ khi nói về tương lai, ví dụ như các từ Bel đã đề cập phía trên: tomorrow (ngày mai), later (sau đó), next month (tháng tới), ... đó là các dấu hiệu của thì Tương Lai Đơn này. Các bạn phải thuộc đó nha, giờ không phải là học để làm bài tập đâu, học để giao tiếp đó, mà những từ này không thể không biết đó.
 

Tôi sẽ đi làm vào ngày mai. (không biết từ ngày mai là "tomorrow" là toi đó, lấy vở ghi chép lại ngay nha các bạn)

 

 
 

 

2. Cấu trúc câu phủ định của thì Tương Lai Đơn

 

 
  • PHỦ ĐỊNH:
Phủ định các bạn cứ hiểu đơn giản là, không cái gì đó.
Tôi sẽ đi làm. (khẳng định)
Tôi sẽ KHÔNG đi làm. (phủ định)
 
Công thức phủ định của Thì Tương Lai Đơn
 
“S + will + NOT + Verb (nguyên thể)”
 
(will not = won’t)
 
Một vài ví dụ của câu phủ định.
 
He will not buy a car.
(Anh ấy sẽ không mua một chiếc xe hơi)
 
I won’t tell her the truth.
(Tôi sẽ không nói với cô ấy sự thật)
 
They won’t stay at the hotel.
(Họ sẽ không ở khách sạn)
 
They won’t be there on time.
(Họ sẽ không có mặt đúng giờ.)
 
She won’t love him anymore if she knows the truth.
(Cô ấy sẽ không yêu anh ta nữa nếu cô ấy biết sự thật.)
 
They will not help you.
(Họ sẽ không giúp bạn)
 
Our teacher won’t come with us.
(Giáo viên của chúng ta sẽ không đi cùng với chúng ta)
 
 

3. Cấu trúc câu nghi vấn thì Tương Lai Đơn


Nghi vấn các bạn chỉ hiểu đơn giản là câu hỏi.
 
Cấu trúc: “Will + S + Verb (nguyên thể)?”
 
Will you come here tomorrow?
(Bạn có đến đây vào ngày mai không?)
 
Will they accept your suggestion?
(Họ sẽ chấp nhận gợi ý/đề nghị của bạn chứ?)
 
Will you play football this afternoon?
(Bạn sẽ chơi bóng đá vào chiều nay chứ?)
 
Will he propose to her tonight?
(Anh ấy sẽ cầu hôn cô ấy vào tối nay chứ?)
 
Will you go to the coffee shop with me tonight?
(Tối nay bạn có đi cà phê với tôi không?)
 
Will they buy a new car?
(Họ sẽ mua một chiếc xe mới chứ?)
 
Will he call me tomorrow?
(Anh ấy sẽ gọi cho tôi vào ngày mai chứ?)
 
Will you help me to do my homework?
(Bạn sẽ giúp tôi làm bài tập về nhà?)
 
Will you go shopping?
(Bạn sẽ đi mua sắm chứ?)
 
Vừa viết tài liệu vừa tâm sự với các bạn cho có động lực học, tới đây rồi thì chắc các bạn đã hiểu khẳng định, phủ định, nghi vấn là gì phải không? động từ nguyên thể là gì? chữ sẽ được biểu hiện như thế nào trong tiếng Anh? 
 

Giờ đã là 1:50 phút sáng rồi, đồng hồ của mình ở hình dưới đây nè, viết vậy mà các bạn không hiểu thì mình buồn lắm luôn. Thôi nếu không hiểu thì chịu khó đọc lại lần nữa giúp Bel Nguyễn nhé. 

 


B. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN:



Quay lại những dấu hiệu mình đã đề cập ở trên, mong là khi nhắc lại các bạn sẽ nhỡ kỹ hơn nhé.
 
Những trạng từ chỉ thời gian như:
Next week / month / year / century 
(tuần sau, tháng say, năm tới, thế kỉ tới)
 
In + thời gian (in 10 minutes, in 4 days…) 
(trong 10 phút nữa, trong 4 ngày nữa)
 
Tomorrow: ngày mai
 
Ví dụ:
I’ll get there in 15 minutes.
(Tôi sẽ đến đó 15 phút nữa)
 
The TV show starts in ten minutes.
(Chương trình trên TV sẽ bắt đầu trong 10 phút nữa)
 
Tomorrow, I will visit my grandparents.
(Ngày mai, tôi sẽ đi thăm ông bà của tôi)
 
Những động từ chỉ quan điểm dưới đây thường được sử dụng trong tương lai như:
Think / suppose / believe 
(tôi nghĩ rằng, tôi cho là, tôi tin rằng...)
 
I don’t suppose he will come.
(Tôi nghĩ rằng anh ấy sẽ không đến)
 
Do you think he will come to my birthday party?
(Bạn có nghĩ rằng anh ấy sẽ đến buổi tiệc sinh nhật của tôi?)
 
Bel xin dừng tại đây nhé, Bel cũng không muốn các bạn học theo kiểu giáo trình nó lằng nhằng rắc rối lắm. Những trường hợp nào bắt buộc phải học để phân biệt thì các bạn nên đào sâu nhé, nhất là trong tình huống mà phải phân tích để làm bài...
 
Còn để hiểu thì này, các bạn chỉ cần nhờ là khi nói về những việc xảy ra trong "tương lai", các bạn dùng thì Tương Lai, thế thôi. 
 

Thì tương lai đơn dùng để: thể hiện một hành động, lời hứa, kế hoạch nào đó trong tương lai. Thế thôi. Mong các bạn sẽ hiểu được 100%, ủng hộ mình bằng cách chia sẽ cho những bạn mới học đường link của website này nhé, nếu bạn chưa học phát âm, thì đăng ký một khóa với Bel ha, Bel sẽ gia sư cho bạn, chinh phục phát âm tiếng Anh nhé.

Được viết bởi: Gia Sư Bel Nguyễn. 
Facebook: https://www.facebook.com/belnguyen2018/
Các bạn sử dụng thì xin trích rõ nguồn ạ. Xin cảm ơn!


Simple present tense (thì hiện tại đơn)

THÌ HIỆN TẠI ĐƠN TRONG TIẾNG ANH

 

Video hướng dẫn: 

 

THÌ HIỆN TẠI ĐƠN (SIMPLE PRESENT TENSE) - có bài tập bên dưới
 

Câu hỏi cần trả lời trước khi học thì hiện tại đơn.

 

Chào các bạn, mình là Bel Nguyễn hôm nay sẽ chia sẽ cho các bạn về thì hiện tại đơn một cách cơ bản nhất, nhưng để hiểu rõ thì này mình mong các Bạn cùng tập trung với mình và đọc bài viết từ đầu đến cuối nhé!.

 

Trước tiên các bạn cần biết cách xác định chủ ngữ và tân ngữ.

 

 


Nếu các bạn muốn dùng được thì này tốt thì hai câu hỏi lớn nhất cần được đặt ra là: 

1. Động từ to be khác nhau với động từ thường như thế nào?

2. Trợ động từ được sử dụng như thế nào?

 

Nếu đọc xong bài viết mà bạn vẫn chưa trả lời được 2 câu hỏi trên thì bạn nên đọc lại hoặc xem video Bel đã quay bên trên nhé.

1. VỀ ĐỘNG TỪ TO BE CỦA THÌ HIỆN TẠI ĐƠN
 
 
Động từ "to be" bao gồm: am, is, are, was, were. Nhưng hôm nay chúng ta chỉ tập trung 3 từ chính là: "am, is, are".
 
Chúng ta có các đại từ (personal pronouns) sau đi theo các động từ "to be" tương ứng:
 
I, we – Ngôi thứ nhất (người nói)
I + am
we + are
 
You – Ngôi thứ hai (người nghe)
You + are
 
He, she, it – Ngôi thứ 3 số ít (người, vật được nói tới)
He, she, it + is
 
They – ngôi thứ 3 số nhiều.
They + are
 
Để tóm tắt cho các bạn dễ hiểu thì: 
I + am..
you we they + are...

He she it + is..

 
Động từ to be được sử dụng trong nhiều loại câu khác nhau như: câu tiếp diễn, câu bị động, ...Tuy nhiên mình chỉ muốn các bạn hiểu một cách đơn giản nhất là: động từ "to be" là những từ không chỉ hành động. Tất nhiên, động từ thường vẫn có những từ không chỉ hành động, nhưng tạm thời theo mình đây là cách ngắn gọn nhất để giúp các bạn phân biệt được động từ to be và động từ thường nhé.
 
Ví dụ các bạn muốn nói "tôi học tiếng anh với Bel", thì động từ các bạn phải sử dụng là "học" đúng không? các bạn xem các câu dưới đây, câu nào đúng câu nào sai nhé: 
 
1. I am learn english
2. I learn english 
 
Tất nhiên, những người mới học thường mắc sai lầm hay chèn động từ "to be" vào những chổ không cần thiết như ví dụ 1 ở trên. Câu đúng sẽ là "I learn english". 
 

Vậy nên mới có câu hỏi, khi nào dùng động từ to be, khi nào dùng động từ thường. Vậy trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu một chút về động từ thường trước nhé, rồi sẽ đưa ra kết luận.

 


2. VỀ ĐỘNG TỪ THƯỜNG CỦA THÌ HIỆN TẠI ĐƠN

 
 
Động từ thường là những từ chỉ hành động, trạng thái, sự kiện...(còn nhiều loại động từ khác như: ngoại động từ, nội động từ, mình sẽ nói sau trong các bài tiếp theo)
 
Chúng ta xét một số ví dụ sau về động từ thường:
 
Do you eat meat? 
(Bạn có ăn thịt không?) => động từ eat (ăn)
 
Do fairies really exist? 
Thần tiên có thực sự tồn tại?) => động từ exist (tồn tại)
 
My mother seems happy.
(Mẹ tôi có vẻ hạnh phúc) => Động từseem (có vẻ như)
 
Accidents like this happen all the time.

(Tai nạn như thế này xảy ra liên tục) => động từ happen (xảy ra) 

 

 

3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỘNG TỪ TO BE VÀ ĐỘNG TỪ THƯỜNG TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN.

 

 
Các bạn xem các ví dụ sau, và trả lời giúp Bel Nguyễn xem câu nào đúng câu nào sai nhé.
 
I very like playing games.
Are you live in HCM city?
I happy.
Do you happy?
Does she feel tired?
Where do you live?
What do you do for a living?

I drink a lot of water every day.

 

Nếu các bạn trả lời được thì xem như các bạn đã hiểu rõ về động từ to be và động từ thường rồi đó.
 
Vậy phân biệt cơ bản nhất về 2 loại động từ này ở thì "hiện tại đơn" là: 

  • a) Nếu dùng động từ thường rồi thì quên động từ to be đi 
  • b) Nếu dùng động từ to be rồi thì quên động từ thường đi
  • c) Động từ to be là những từ không chỉ hành động.
  • d) Động từ thường là những từ chỉ hành động, trạng thái, sự kiện...

 

 

Tuy nhiên, đó chỉ là kinh nghiệm cá nhân mình muốn truyền đạt lại cho những bạn mới học có thể dễ dàng nắm được nhất, còn các bạn muốn đào sâu thì nên mua một quyển sách rõ nguồn gốc để phân tích kỹ lưỡng hơn nhé.

 

Mình muốn các bạn hiểu để sử dụng, chứ không muốn học lý thuyết suông thật nhiều nhưng lại không áp dụng được. (tại trước đây mình cũng vậy học nhiều thứ không cần quá, nên không có thời gian học những cái cần thiết)

 
Nếu đọc mà vẫn không hiểu rõ về động từ "to be" và "động từ thường", thì các bạn nhắn tin trực tiếp cho Bel nhé, Bel sẽ giải đáp cho các bạn, đây là Facebook của Bel: https://www.facebook.com/belnguyen2018
 
 

4. CÔNG THỨC CỦA  ĐỘNG TỪ TO BE VÀ ĐỘNG TỪ THƯỜNG TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN.

 

 
  • a) Dạng động từ "To Be":
 
Công thức:    
 
Khẳng định: S + To Be + O
Phủ định: S + To Be + + not + O
Nghi vấn: To be + S + O?
 
Trong đó:
 S: Chủ ngữ  (I, You, We, They, He, She, It, This, That, My mother …)   
 To Be:  Am, Is, Are (tùy theo chủ ngữ mà dùng)   
 O: Tân ngữ (phần còn lại của câu)
 
I + AM
He/ She/ It + IS
You/ We/ They + ARE
 
Cách nhớ: 
I am a student
S + to be + 0
 
I am not a student
S + to be + 0
 
Am I a student?
To Be + S + O?
 
Một số câu ví dụ:
 
He is friendly. (khẳng định)
We are not a family. (phủ định) 
Is she beautiful?   (nghi vấn)
 
I am a student. (khẳng định)
You are not my best friend. (phủ định)
Is this your hat? (nghi vấn)
 
 
  • b) Dạng động từ thường
 
Để hiểu được công thức các bạn phải hiểu được "trợ động từ" là gì, "động từ" là gì, khi nào dùng "NOT".
 
Cụ thể:
Trợ động từ gồm: do/does dùng trong câu phủ định và nghi vấn. 
"Do" đi với các chủ ngữ  I, you, we, they (và các chủ ngữ số nhiều khác)
"Does" đi với các chủ ngữ he, she, it (và các chủ ngữ số ít khác)
"verb" là động từ thường (eat, drink, play, run, smile...)

"NOT" được dùng trong các câu phủ định.

 


Công thức:    
 
Khẳng định:
1. I/ You/ We/ They + Verb             
2. He/ She/ It + Verb (s/es)
 
Phủ định: (nhớ là có NOT, khác với câu khẳng định)
1. I/ You/ We/ They + do not + Verb             
2. He/ She/ It +       does not + Verb
 
Nghi vấn: 
Do +  I/ You/ We/ They + Verb?             
Does + He/ She/ It + Verb? 
 

Lưu ý:
 
  • a) Verb: 
Là kí hiệu của “Verb” Là động từ nguyên thể (infinitive) 
 
  • b) Verb (s): Là động từ phải thêm "s" khi chủ ngữ là ngôi 3 số ít, ở thể khẳng định.
 
  • c) Verb (es): là những động từ thêm đuôi là es, nếu động từ đó có kết thúc bằng các âm sau: “o”, “s” , “x” , “z”, “ch” , “sh”. (ở thể khẳng định)
 
(Cách nhớ: Ông Sống Xa Zậy Chẳng SHao )
 
Ví dụ cụ thể:
Go -> goes:
She goes to school.
 
Watch -> watches:
My mother watches TV.
 
  • d) Verb (s): 
– Được sử dụng ở các trường hợp còn lại
(Tức là  không nằm trong các trường hợp động từ có kết thúc bằng các âm: “o”, “s” , “x” , “z”, “ch” , “sh”.
 
Drink -> drinks:
She drinks a cup of wine.
 
Lưu ý: 
Chúng ta chỉ thêm S và ES vào động từ khi chủ ngữ là ngôi ba số ít và ở thể khẳng định của thì hiện tại đơn. Ở thể phủ định và nghi vấn, chúng ta luôn "giữ nguyên động từ".
 
Ví dụ:
I go to school every day. 
(go, kết thúc bằng "o" nhưng không thêm es, vì lý do chủ ngữ là ngôi thứ nhất, không phải ngôi 3 số ít)
 
-We get up at 7 o’clock in the morning.
(Chủ ngữ ” We”, nên động từ giữ nguyên) 
 
-He usually listens to music when He is sad.
(Chủ ngữ ” He” Nên động từ phải thêm “S hoặc ES”, NHƯNG do động từ “listen” không nằm trong nhóm kết thúc bằng “o”, “s” , “x” , “z”, “ch” , “sh", nên thêm “S” )
 
-My daughter misses me a lot.
(Chủ ngữ “My daughter” là ngôi ba số ít nên thêm “S hoặc ES”, NHƯNG do động từ “miss” nằm trong nhóm “o”, “s” , “x” , “z”, “ch” , “sh”, nên dúng ta thêm đuôi “ES”)
 
You don’t watch TV. 
(câu phủ định, động từ giữ nguyên)
 
He doesn’t love her. 
(câu phủ định, động từ giữ nguyên)
 
Do they like eating beef-steak?
(câu nghi vấn, động từ giữ nguyên)
 
Does your niece learn French? 
(câu nghi vấn, động từ giữ nguyên)
 
 

5. Dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại đơn (Simple Present).

 

 
Always (luôn luôn) , usually (thường xuyên), often (thường xuyên), frequently (thường xuyên) 
 
Sometimes (thỉnh thoảng), seldom (hiếm khi), rarely = hardly (hiếm khi)  
 
Never (không bao giờ) 
 
Every day, every week, every month, every year,……. 
(Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm)
 
Once/ twice/ three times/ four times….. 
(một lần / hai lần/ ba lần/ bốn lần)
 
a day/ per day/ a week/ a month/ a year...

(một ngày/ tuần/ tháng/ năm..)

 

 

Vì để cho các bạn không quên các dấu hiệu quan trọng này, Bel Nguyễn viết một đoạn văn ngắn cho các bạn tập đọc và học thuộc nhé, xem như là một bài tập cho bạn luôn, nhiệm cụ của bạn là đọc đoạn văn dưới đây, sau đó đăng lên nhóm của Bel nhé: https://www.facebook.com/groups/609163899252710/
 


My name is Bel, I always learn English. By listening to music and watching movies I can improve my English ability. I often speak English with my teacher. Sometimes, I go to the park to practice English with foreigners. I usually go to my English club at the weekend with my friends. On Saturdays, I seldom learn English these days. I promise I will never give up learning English.

 

 

6. MỘT SỐ CÁCH DÙNG CẦN NHỚ CỦA THÌ HIỆN TẠI ĐƠN 

 

 
1. Diễn tả những sự thật hiển nhiên
The Earth circles the Sun.
(trái đất quay quanh mặt trời)
 
The sun rises in the east.
(mặt trời mọc ở phía đông)
 
2. Những hành động lặp đi lặp lại đều đặn (thói quen)
 
I drink water every day
(tôi uống nước mỗi ngày)
 
She always learns english
(cô ấy luôn luôn học tiếng Anh)
 
I always get up at 7 am.
(tôi luôn thức dậy vào 7h sáng)
 
3. Sự kiện nào đó đã được lên lịch cụ thể trong tương lai gần
 
The train leaves tonight at 10 p.m.
(chuyến tàu sẽ rời ga vào lúc 10h tối)
 
The plane leaves Hanoi at 10.10.
(máy bay rời Hanoi vào lúc 10h 10 phút)
 
4. Sự hiện xảy ra ở thời điểm hiện tại
 
She's not in the office right now.
(giờ này cô ấy không có ở văn phòng)
 
I live here. 
(tôi sống ở đay)
 
It's too late now.
(Bầy giờ thì trễ rồi)
 
They now know the truth.

(Họ bây giờ biết sự thật)

 

Bài tập thì hiện tại đơn các bạn click vào đây:
https://feasibleenglish.net/bai-tap-htd/

 

Đó là những thứ mình muốn chia sẽ với các bạn, bài này Bel viết tuy hơi dài dòng, nhưng mong các bạn đọc cẩn thận, xem video lại một vài lần, thử đặt một vài câu cho tới khi hiểu nhé. Mong sẽ được nhận phản hồi từ các bạn sau khi đọc xong bài viết này.
Hãy nhắn cho Bel biết sau khi bạn đọc xong nhé! Xin cảm ơn.

 

 
Được viết bởi Bel Nguyễn
Facebook: https://www.facebook.com/belnguyen2018/

Sử dụng xin trích rõ nguồn link website này nhé ạ.

Thông tin về Bel : https://feasibleenglish.net/giasubel

LET – LETS – LET’S





LET – LETS – LET’S VÀ SỰ KHÁC BIỆT


1. LET:

- là động từ gốc có nghĩa cho phép, được phép làm gì đó.
Cấu trúc : "Let Sb DO sth = cho phép ai làm gì đó."
Ex:
- Please let me WATCH the football game.
Để tôi xem bóng đá đi mà.
- I will let you DISCUSS the subject openly
Tôi sẽ để cho các bạn thảo luận vấn đề một cách công khai.
2. LETS:
Lets được sử dụng khi chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít (he, she, it) ở thì hiện tại đơn (present tenses).
Cấu trúc : "S (ngôi 3 số ít) + Lets + sb + DO sth"
Ex:
- My boss lets me leave the office early.
Ông chủ cho phép tôi rời văn phòng sớm.
3. LET’S:
Let’s là viết tắt của Let us được dùng trong câu đề nghị, xin phép.
Cấu trúc: "Let’s DO sth đề nghị cùng làm gì... "
Ex:
- Let's LISTEN to this part one more time.
Chúng ta hãy nghe phần này một lần nữa.
- Let's just RUN THROUGH the piece one more time.
Chúng ta tập lại vở kịch một lần nữa nào.
• Khi dùng Let us với ý nghĩa là xin phép được làm một điều gì đó thì không viết tắt.
Ex: Let us help you.
Hãy để chúng tôi giúp bạn.