Nội Dung Bài Viết:
Như các bạn biết đó, câu hỏi đuôi (Tag Question) là một dạng câu hỏi, là một dạng cấu trúc rất hay xuất hiện ở trong những cuộc hội thoại hằng ngày cũng như là trong các bài thi tiếng Anh. Và bài viết này ra đời nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa, cấu trúc, và cách dùng. Chúc các bạn học tốt và hiểu bài.
I. Định nghĩa câu hỏi đuôi
Chắc các bạn cũng rất muốn biết câu hỏi đuôi là gì đúng không? Định nghĩa của câu hỏi đuôi rất đơn giản và dễ hiểu. Câu hỏi đuôi là một cụm từ ngắn được nói hoặc viết ở cuối một câu và được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy. Khi người nói không chắc chắn về tính đúng sai của một mệnh đề nào đó, câu hỏi đuôi này sẽ được dùng để kiểm chứng cho mệnh đề được đưa ra.
II. Quy tắc hình thành câu hỏi đuôi
Để tạo ra một câu hỏi đuôi, chúng ta cần phải tuân theo các quy tắc dưới đây:
- Chủ ngữ ở trong câu mệnh đề phải khớp với cái chủ ngữ trong thẻ tag.
- Trợ động từ hoặc là động từ to be trong câu phải khớp với động từ được sử dụng trong câu hỏi đuôi
- Nếu mệnh đề chính là câu khẳng định, thì câu hỏi đuôi luôn là phủ định và ngược lại.Ví dụ: It was a great party, wasn’t it? That’s not really true, is it? He reads a lot of books, doesn’t he?
III. Công thức của câu hỏi đuôi:
S + V + O, trợ động từ + đại từ chủ ngữ của S?
Trong đó:
- S: chủ ngữ (I, you, we, they, he, she, it, John)
- V: động từ
- O: tân ngữ
- Trợ động từ: (tùy theo trong câu có thể là is, does, do, was, were,…)
Ví dụ: He is Japanese, isn’t he?
(trợ động từ trong câu ví dụ là "is", đại từ ngủ ngữ của he là he)
Cấu trúc cụ thể như sau:
Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì hiện tại (áp dụng cho thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn.) Động từ tobe Mệnh đề khẳng định, isn’t/ aren’t + S? Mệnh đề phủ định, am/is/are + S? Động từ thường (mượn trợ động từ DO hoặc DOES tùy theo chủ ngữ) Mệnh đề khẳng định, don’t/doesn’t + S? Mệnh đề phủ định, do/ does + S?
Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì quá khứ (áp dụng cho thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn). Động từ tobe Mệnh đề khẳng định, wasn’t/weren’t +S? Mệnh đề phủ định, was/were + S? Động từ thường Mệnh đề khẳng định, didn’t + S? Mệnh đề phủ định, did + S?
Cấu trúc câu hỏi đuôi thì tương lai Mệnh đề khẳng định, won’t + S? Mệnh đề phủ định, will + S?
Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì hoàn thành Mệnh đề khẳng định, haven’t/hasn’t/hadn’t + S? Mệnh đề phủ định, have/has/had + S?
Cấu trúc câu hỏi đuôi động từ khuyết thiếu (modal v) : should, can, could, may, might, must, have to. Mệnh đề khẳng định, modal V + not + S? Mệnh đề phủ định, modal V + S? Lưu ý: have to vẫn cần dùng trợ động từ, must khi chỉ sự cần thiết ta dùng câu hỏi đuôi là needn’t.
Ví dụ:
– You have to go out for a while, don’t you?
-Bevis must stay at home, needn’t he?
IV: Một số trường hợp đặc biệt về cấu trúc câu hỏi đuôi
1. Đối với động từ “Am”
Không dùng “am not I” mà phải dùng “aren’t I” cho câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
-I am wrong, aren’t I?
-I am late, aren't i?
-I am your good friend, aren’t I?
2. Đối với trạng từ phủ định
Các trạng từ phủ định như là: never, seldom, hardly, rarely, … bản chất nó mang ý nghĩa phủ định nên chúng ta sẽ coi những câu có những từ là giống như những câu phủ định, vì vậy nên câu hỏi đuôi thường là tích cực.
Ví dụ:
We have never seen that, have we?
They seldom talk about money matters, do they?
She hardly ever calls me, does she?
3. Đối với câu có chữ “Let’s” Chúng ta sử dụng "shall we" sau những câu có chữ "Let's".
Ví dụ:
Let's drop the topic, shall we?
Let’s take the next bus, shall we?
Let's adjourn to the library, shall we?
Let’s go to the shopping mall, shall we?
4. Đối với câu mệnh lệnh:
Đôi khi những câu hỏi đuôi được sử dụng mới mục đích ra lệnh, (có thể là câu lời mời hay câu mệnh lệnh), và nó không yêu cầu một câu trả lời trực tiếp. Và chúng ta sẽ dùng "won't" cho những câu lời mời, và "can you/can’t you/will you/would you" cho những câu mệnh lệnh.
Ví dụ:
Open the window, will you? (mệnh lệnh)
Go out, can’t you?
Don't forget our date, will you?
Take a seat, won’t you? (lời mời)
Drink some coffee, won’t you?
5. Đối với câu có chủ ngữ là "There":
Ta sẽ dùng "There" ở câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
There‘s nothing wrong, is there?
There weren’t any problems when you talked to Jonny, were there?
There is a pineapple on the table, isn't there?
6. Đối với câu có chủ ngữ như là: Nobody/No one, Somebody/Someone, Everybody/Everyone
Chúng ta sử dụng đại từ "they" trong các câu hỏi đuôi sau những câu có nobody/no one, somebody/someone, everybody/everyone
Ví dụ:
Somebody wanted to borrow Jack’s bike, didn’t they?
Nobody remembered my date of birth, did they?
7. Đối với câu có chủ ngữ như là Nothing/Something/Everything/ That/ This:
Chúng ta sử dụng "it" trong các câu hỏi đuôi
Ví dụ:
Nothing is special, is it?
Something happened at Merris’s house, didn’t it?
Everything is okay, isn’t it?
This will work, won’t it?
8. Câu có "Must", được chia ra nhiều trường hợp:
- Must chỉ sự cần thiết, chúng ta sẽ dùng câu hỏi đuôi là "needn't"
Ví dụ:
They must slip away, needn't they?
- Must chỉ cự cấm đoán, không được phép làm, chúng ta sẽ dùng câu hỏi đuôi là must
Ví dụ:
You musn't tell anybody, must you?
- Must chỉ sự dự đoán ở hiện tại, chúng ta sẽ dựa vào động từ theo sau chữ must đó.
Ví dụ:
He must be roasting, isn't he?
- Must chỉ sự dự đoán ở trong quá khứ ở trong công thức (must + have+ vpp)
Ví dụ:
You must have had a difficult period, haven't you?
Ghi chú:
Chúng ta có thể sử dụng câu hỏi đuôi khẳng định sau câu khẳng định để diễn đạt một phản ứng như ngạc nhiên hoặc thích thú.
Ví dụ:
You’re moving to London, are you?
Leave a Comment