It is hard for me to do sth (thất khó để ai đó làm gì)
1. It is hard for me to learn English. 2. It is hard for you to learn how to play the guitar. 3. It is hard for us to work effectively in a team environment. 4. It is hard for them to explain to you what to learn. 5. it is hard for him to say goodbye. 6. it is hard for her to improve her English.
Tạm Dịch 1. Thật khó cho tôi để học tiếng Anh. 2. Thật khó để bạn học cách chơi guitar. 3. Chúng tôi khó có thể làm việc hiệu quả trong môi trường tổ đội. 4. Thật khó để họ giải thích cho bạn những điều cần học. 5. Rất khó để anh ấy nói lời chia tay. 6. Thật khó cho cô ấy để cải thiện tiếng Anh của cô ấy.
persuade (v) /pəˈsweɪd/ thuyết phục (make someone do sth by giving good reasons)
Cấu trúc: Persuade somebody to do something
1. I am able to persuade my girlfriend to learn English. (Tôi có thể thuyết phục bạn gái học tiếng Anh)
2. you were unable to persuade Lan to agree with you. (Bạn đã không thể thuyết phục Lan đồng ý với bạn)
3. we persuade them to go out for a walk. (Chúng tôi thuyết phục họ ra ngoài đi dạo)
4. They failed to persuade us tobuy those things. (Họ đã thất bại trong việc thuyết phục chúng tôi mua những thứ đó)
5. He tried to persuade Bel to support him. (Anh ấy đã cố gắng thuyết phục Bel ủng hộ anh ấy)
6. She persuaded him to marry her. (Cô ấy đã thuyết phục anh ấy kết hôn với cô ấy) 7. it is difficult for me to persuade him. (Rất khó để tôi thuyết phục anh ta)
Thì QKTD dùng để diễn tả sự việc, hành động diễn ra tại 1 điểm xác định trong quá khứ.(đã đang ở giữa 1 hành động trong quá khứ)
I. HÌNH THỨC 1. Khẳng định:
S + was/ were + V-ing 2. Phủ định:
S + was / were + NOT + V-ing. 3. Nghi vấn:
Was/ Were + S + V-ing…?
Trong đó;
S: subject chủ ngữ
Was/ Were: là Động từ To Be ở quá khứ
V-ing: Thêm ING sau Động từ nguyên mẫu
Ta có:
I, He, She, It + WAS
You, We, They + WERE
II. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT:
1. Các từ nối đi kèm:
– WHEN: diễn tả 1 hành động đang xảy ra (QKTD) thì 1 hành động khác chen vào (QKĐ)
=> QKTD + when + QKĐ
– WHILE: diễn tả 2 hành động xảy ra cùng lúc
=> QKTD + while + QKTD
2. Các cụm từ chỉ thời gian cụ thể:
– AT + giờ + thời gian trong quá khứ.
VD:
at 7pm last Sunday
at this time 3 months ago
at
– IN + năm trong quá khứ
vd:
in 1999/2003
III. CÁCH DÙNG:
1. Diễn tả 1 sự việc đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ:
Vd:
– He was sleeping at 8 o ‘clock this morning.
Lúc 8 giờ sáng nay cậu ấy đang ngủ.
– It was raining at six o ‘clock last night.
Lúc sáu giờ tối qua trời đang mưa.
– What were you doing at 10 o ‘clock last night?
Lúc 10 giờ tối qua bạn đang làm gì?
– I was taking a trall at 11pm last Sunday.
Lúc 11 giờ tối chủ nhật tuần trước tôi đi dạo.
2. Diễn tả 1 hành động đang xảy ra (QKTD) thì 1 hành động khác chen vào (QKĐ)
Vd:
Ví dụ:
– He was sleeping when it rained.
Anh ta đang ngủ thì trời mưa.
– They were having dinner when he came there.
Họ đang ăn tối thì anh ta đến.
– I was thinking when the phone rang.
Tôi đang suy nghĩ thì điện thoại reo.
3. Diễn tả 2 sự vệc cùng xảy ra cùng 1 lúc trong quá khứ.
VD:
– I was cooking dinner when my husband was playing with our son.
Chồng tôi chơi với con trai trong khi tôi nấu bữa tối.
– I was washing my cloths when my mother was cooking dinner.
Tôi giặt quần áo trong khi mẹ tôi nấu bữa tối.
—————–
– My mother called just when I was thinking about her.
Mẹ tôi gọi tôi khi tôi đang nghĩ về mẹ tôi.
– My son ran off quickly when I was cooking dinner.
Thằng con tôi nhanh chóng chạy đi lúc tôi đang nấu bữa tối.
– My boyfriend was serving a customer while I was waiting to talk to him.
Bạn trai tôi đang phục vụ khách hàng trong khi tôi đang chờ để nói chuyện với anh ta.
– I was watching TV while my parents were reading the newspaper and my young sister was doing her homework.
– He was attending the birthday party at 8 pm last night.
– I was being in DL at this time last month.
c. Nghi vấn:
(Wh-) + Had + S + V3 / ED … ?
• Trong đó:
– V3 / ED :
+ ĐT có qui tắc: ta thêm “ed” vào sau ĐT nguyên mẫu
VD : work -> worked ; cook -> cooked
+ĐT bất qui tắc : ta dùng ĐT ở cột 3 trong Bảng ĐT BQT.
See-> seen ; give -> given
B. TÍNH CHẤT:
– Diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ:
Eg:
– When I arrived at the station, the train had already left.
Khi tôi đến nhà ga, xe lửa đã chạy rồi.
– I had brushed my teeth before I went to bed
Tôi đánh răng trước khi đi ngủ.
– Hành động xảy ra trước dùng quá khứ hoàn thành; hành động xảy ra sau dùng quá khứ đơn
• QKHT + Before + QKĐ:
Eg: I usually HAD TAKEN a bath before I WENT to school.
Tôi thường tắm trước khi tôi đi học.
I HAD GONE to bed before 10 o’clock last night.
• QKĐ + After + QKHT:
After I HAD FINISHED my work, I TOOK a nap
Sau khi làm xong công việc, tôi chợp mắt một chút.
After he HAD FINISHED work, he WENT straight home.
C. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT:
Trong câu thường có các từ:
– before
– after
– by the time
– by the end of + time in the past …
———
– She had met him before the party.
– The plane had left by the time I got to the airport.
– I had written the email before he apologized.
– Kate had wanted to see the movie, but she did not have money for the ticket.
– They had gotten engaged before last year.
Thì này là một thì rất dễ sử dụng tuy nhiên các bạn cần biết lý do tại sao chúng ta phải học thì này. Lúc còn học ở cấp 3, chúng ta chỉ học để làm bài tập cô giao thôi, tuy nhiên bây giờ học để sử dụng vậy sử dụng như thế nào, ứng dụng ra sao, các bạn cùng Gia Sư Bel Nguyễn khám phá thì này nhé.
Trước tiên chúng ta cần hiểu TƯƠNG LAI là gì, là những sự việc, sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Vậy muốn đề cập tới những thứ sẽ xảy ra trong tương lai khi sử dụng tiếng Việt thì chúng ta dùng từ "sẽ" đúng không, vậy chữ "sẽ" trong tiếng Anh được biểu hiện như thế nào.
Chữ WILL đó các bạn ạ. Trước đây, mình rất khó hiểu những cái định nghĩa kiểu như "thì tương lai đơn", "thì" là gì, "đơn" là gì... rắc rối quá phải không?
Nhưng giờ thì mình đã rõ, chẳng qua chữ WILL ở thì này dùng thay thế cho từ SẼ trong tiếng Việt mà thôi, và giờ chúng ta cùng nhau làm rõ thì này nha.
Trong tiếng Anh, có những động từ khi nói ở hiện tại dùng kiểu này, nhưng khi nói tới quá khứ lại dùng kiểu khác, hoặc khi nói đến tương lai hay tiếp diễn thì cũng được biểu hiện kiểu khác.
"Develop" nguyên thể dịch là "phát triển", nhưng khi chúng ta thêm ed vào lại được dịch là "đã phát triển" "develoED". Vì khi chuyển sang dạng quá khứ, nó đã bị thêm đuôi "ed", nên nó không còn là động từ nguyên thể nữa. Cho nên, động từ nguyên thể là động từ ở dạng bình thường của nó, không thêm "ed" hay bất cứ hình thức nào khác.
I work = tôi làm viẹc
nhưng: I am working - tôi đang làm việc
Từ "work" ở hiện tại, nhưng sau khi chúng ta thêm ING vào đuôi, nó lại được dịch theo nghĩa khác.
Vậy nên, nguyên thể chính là động từ ở dạng bình thường của nó, không thêm ed, ing, hay chia nó ở bảng động từ bất quy tắc.
Ngày xưa vì không hiểu được nội dung trên (động từ nguyên thể là gì) điều đó đã làm mình chán ghét tiếng Anh, dẫn đến việc không muốn học, vì điều đó nên mình giải thích thật chi tiết cho các bạn mới học có thể hiểu được cái căn bản nhất khi học thì Hiện Tại Đơn là gì, mấu chốt là chỉ cần hiểu động từ nguyên thể là gì. Gia sư Bel Nguyễn nói hơi dài dòng, nhưng mong các bạn hiểu, vì mình muốn những bạn mới học cũng không có ác cảm với tiếng Anh như mình đã từng, thà là học đâu hiểu đấy, để đỡ tốn thời gian.
Một vài ví dụ của thì tương lai đơn cho các bạn dễ hiểu.
I will help you later.
(tôi sẽ giúp bạn sau)
He will come here tomorrow.
(anh ấy sẽ tới đây vào ngày mai)
I will travel to Da Nang next month.
(Tôi sẽ đi du lịch tới Đà Nẵng vào tháng tới)
She will hang out with her friends tonight.
(Cô ấy sẽ đi chơi với bạn của cô ấy tối nay)
He will marry her next month.
(Anh ấy sẽ cưới cô ấy vào tháng sau.)
I will go to see you on Sunday
(Chủ nhật anh sẽ đi gặp em or tôi sẽ gặp bạn)
Tom will visit his parents next week.
(Tuần sau Tom sẽ về thăm bố mẹ)
I will return in two hours.
(Hai giờ nữa tôi sẽ trở lại)
He will finish his homework in twenty minutes.
(Hai mươi phút nữa anh ấy sẽ hoàn thành bài tập về nhà)
The wedding will take place on May 8th.
(Đám cưới sẽ diễn ra vào ngày 8/5)
I will give you a nice gift.
(tôi sẽ tặng bạn một món quà)
Các bạn thấy các ví dụ hay không, nhưng mà có ý đồ đó nha, không phải cho các bạn đọc chơi đâu mà mỗi câu mang một ý nghĩa đó.
Thứ nhất vừa để cho các bạn biết tương lai là gì.
Thứ hai là để cho các bạn học những trạng buộc phải nhớ khi nói về tương lai, ví dụ như các từ Bel đã đề cập phía trên: tomorrow (ngày mai), later (sau đó), next month (tháng tới), ... đó là các dấu hiệu của thì Tương Lai Đơn này. Các bạn phải thuộc đó nha, giờ không phải là học để làm bài tập đâu, học để giao tiếp đó, mà những từ này không thể không biết đó.
Tôi sẽ đi làm vào ngày mai. (không biết từ ngày mai là "tomorrow" là toi đó, lấy vở ghi chép lại ngay nha các bạn)
2. Cấu trúc câu phủ định của thì Tương Lai Đơn
PHỦ ĐỊNH:
Phủ định các bạn cứ hiểu đơn giản là, không cái gì đó.
Tôi sẽ đi làm. (khẳng định)
Tôi sẽ KHÔNG đi làm. (phủ định)
Công thức phủ định của Thì Tương Lai Đơn
“S + will + NOT + Verb (nguyên thể)”
(will not = won’t)
Một vài ví dụ của câu phủ định.
He will not buy a car.
(Anh ấy sẽ không mua một chiếc xe hơi)
I won’t tell her the truth.
(Tôi sẽ không nói với cô ấy sự thật)
They won’t stay at the hotel.
(Họ sẽ không ở khách sạn)
They won’t be there on time.
(Họ sẽ không có mặt đúng giờ.)
She won’t love him anymore if she knows the truth.
(Cô ấy sẽ không yêu anh ta nữa nếu cô ấy biết sự thật.)
They will not help you.
(Họ sẽ không giúp bạn)
Our teacher won’t come with us.
(Giáo viên của chúng ta sẽ không đi cùng với chúng ta)
3. Cấu trúc câu nghi vấn thì Tương Lai Đơn
Nghi vấn các bạn chỉ hiểu đơn giản là câu hỏi.
Cấu trúc: “Will + S + Verb (nguyên thể)?”
Will you come here tomorrow?
(Bạn có đến đây vào ngày mai không?)
Will they accept your suggestion?
(Họ sẽ chấp nhận gợi ý/đề nghị của bạn chứ?)
Will you play football this afternoon?
(Bạn sẽ chơi bóng đá vào chiều nay chứ?)
Will he propose to her tonight?
(Anh ấy sẽ cầu hôn cô ấy vào tối nay chứ?)
Will you go to the coffee shop with me tonight?
(Tối nay bạn có đi cà phê với tôi không?)
Will they buy a new car?
(Họ sẽ mua một chiếc xe mới chứ?)
Will he call me tomorrow?
(Anh ấy sẽ gọi cho tôi vào ngày mai chứ?)
Will you help me to do my homework?
(Bạn sẽ giúp tôi làm bài tập về nhà?)
Will you go shopping?
(Bạn sẽ đi mua sắm chứ?)
Vừa viết tài liệu vừa tâm sự với các bạn cho có động lực học, tới đây rồi thì chắc các bạn đã hiểu khẳng định, phủ định, nghi vấn là gì phải không? động từ nguyên thể là gì? chữ sẽ được biểu hiện như thế nào trong tiếng Anh?
Giờ đã là 1:50 phút sáng rồi, đồng hồ của mình ở hình dưới đây nè, viết vậy mà các bạn không hiểu thì mình buồn lắm luôn. Thôi nếu không hiểu thì chịu khó đọc lại lần nữa giúp Bel Nguyễn nhé.
Quay lại những dấu hiệu mình đã đề cập ở trên, mong là khi nhắc lại các bạn sẽ nhỡ kỹ hơn nhé.
Những trạng từ chỉ thời gian như:
Next week / month / year / century
(tuần sau, tháng say, năm tới, thế kỉ tới)
In + thời gian (in 10 minutes, in 4 days…)
(trong 10 phút nữa, trong 4 ngày nữa)
Tomorrow: ngày mai
Ví dụ:
I’ll get there in 15 minutes.
(Tôi sẽ đến đó 15 phút nữa)
The TV show starts in ten minutes.
(Chương trình trên TV sẽ bắt đầu trong 10 phút nữa)
Tomorrow, I will visit my grandparents.
(Ngày mai, tôi sẽ đi thăm ông bà của tôi)
Những động từ chỉ quan điểm dưới đây thường được sử dụng trong tương lai như:
Think / suppose / believe
(tôi nghĩ rằng, tôi cho là, tôi tin rằng...)
I don’t suppose he will come.
(Tôi nghĩ rằng anh ấy sẽ không đến)
Do you think he will come to my birthday party?
(Bạn có nghĩ rằng anh ấy sẽ đến buổi tiệc sinh nhật của tôi?)
Bel xin dừng tại đây nhé, Bel cũng không muốn các bạn học theo kiểu giáo trình nó lằng nhằng rắc rối lắm. Những trường hợp nào bắt buộc phải học để phân biệt thì các bạn nên đào sâu nhé, nhất là trong tình huống mà phải phân tích để làm bài...
Còn để hiểu thì này, các bạn chỉ cần nhờ là khi nói về những việc xảy ra trong "tương lai", các bạn dùng thì Tương Lai, thế thôi.
Thì tương lai đơn dùng để: thể hiện một hành động, lời hứa, kế hoạch nào đó trong tương lai. Thế thôi. Mong các bạn sẽ hiểu được 100%, ủng hộ mình bằng cách chia sẽ cho những bạn mới học đường link của website này nhé, nếu bạn chưa học phát âm, thì đăng ký một khóa với Bel ha, Bel sẽ gia sư cho bạn, chinh phục phát âm tiếng Anh nhé.
Học mà không dùng được thì xem như chưa học, học nhiều quá mà không xài thì để phí. Vậy lời khuyên của mình dành cho các bạn mới học là: "khi mới bắt đầu học, hãy chọn những thứ nền tảng và cơ bản nhất để học trước". Học cái mình cần chứ không học lan man. Và bài viết dưới đây mình sẽ chia sẽ một chủ đề liên quan đến "mạo từ", nói đến mạo từ nếu ngồi nghiên cứu hết các trường hợp thì không biết khi nào mới xong, nên mình sẽ tóm gọn những cái cơ bản nhất cho các bạn mới học, sau khi đọc có thể hiểu và dùng được nhé.
Trong tiếng Anh "mạo từ" được hiểu là một loại từ hạn định (determiner), nó đứng trước danh từ. Có hai loại mạo từ "a/an" là mạo từ không xác định, "the" là mạo từ xác định chúng ta sẽ cùng định nghĩa với nhau ở bên dưới nhé!
Thuật ngữ "Mạo từ" nghe có vẽ khó hiểu lắm phải không các bạn. Trong ngôn ngữ người ta dùng hai chữ "mạo từ" để biểu hiện cho các từ như "a/ an/ the". Tuy nhiên để hiểu một cách đơn giản hơn, các bạn có thể hiểu như sau:
Trong tiếng việt người ta sử dụng chữ "cái, chiếc..." giống như là mạo từ trong tiếng Anh vậy!
Ví dụ:
A chair = một cái ghế
An umbrella = một cái ô
Trong tiếng Anh có A/ An/ THE còn trong tiếng việt thì được biểu hiện là "cái, chiếc..." nói vậy cho các bạn hiểu cơ bản về mạo từ.
Các bạn xem các ví dụ sau, thử chọn xem các ví dụ dưới đây nên dùng "a" hay "an" nhé, và cùng mình kiểm tra đáp án bên dưới.
An apple or A apple
An hour or A hour
An honest answer or A honest answer
A university in HCM or An university in HCM
Theo quy tắc mình được học thì chúng ta dùng AN khi nó đứng trước các nguyên âm như "a, o, e, u, i". Nhưng sau khi mình tìm hiểu kỹ thì mình thấy rằng, khi áp dụng quy tắc thường không đúng 100%, để biết chính xác nhất các bạn nên học các nguyên âm trong tiếng anh là gì hoặc là tra từ điển là tốt nhất. Sau khi tra từ điển và nhìn phiên âm, mình thấy các từ "apple, hour, honest": đều bắt đầu bằng nguyên âm (æ, a, ɒ), nên mình dùng mạo từ An, còn từ "university" thì bắt đầu bằng phụ âm (j), nên mình dùng mạo từ A.
Vậy đáp án sẽ là:
an apple
An hour
An honest answer
A university in HCM
Ví dụ cho các mạo từ AN.
An uncle, an egg, an umbrella, An orphan...
Còn các trường hợp còn lại các bạn dùng mạo từ A nhé.
Mẹo để khỏi tra từ điển là các bạn kiểm tra xem âm tiết đầu là âm câm hay không. Ví dụ như từ "hour", đọc là "ao ờ" thì từ H là âm câm. Vậy chúng ta xác định âm tiết đầu bằng cách phát âm của nó, chứ không nên nhìn mặt chữ.