10 CÂU TIẾNG ANH “NHIỀU MUỐI” KHIẾN BẠN PHẢI BẬT CƯỜI
?.?????? ??????? ?? ???? ??????. ?? ?? ?? ?????. ➞ Tương lai phụ thuộc vào những giấc mơ của bạn. Vì thế hãy đi ngủ. ?. ?????? ? ?????????? ???, ????? ?? ? ?????. ?????? ?? ???????????? ???, ????? ??? ??? ?? ????. ➞ Đằng sau một người đàn ông thành công, có một người phụ nữ. Và đằng sau một người đàn ông thất bại, có hai hoặc nhiều hơn. ?.????? ?? ??? ??? ???? ?????, ??’? ??????????. ➞ Tiền không phải là duy nhất, nó là mọi thứ. ?. ? ???’? ??? ?????. ? ????? ??. ➞ Tôi không già đi. Tôi lên cấp. ?. ??? ???? ??? ?????, ??? ???? ??? ????. ??? ???? ??? ????, ??? ???? ??? ??????. ??? ???? ??? ??????, ??? ???? ??? ????. ?? ??? ?? ?????? ➞ Bạn càng học nhiều, bạn càng biết nhiều. Bạn càng biết nhiều, bạn càng quên nhiều. Bạn càng quên nhiều, bạn càng biết ít đi. Vì vậy, tại sao phải học? ?. ???????? ????? ???????… ??? ??????’? ???????… ?? ??? ?? ????????? ➞ Rèn luyện tạo nên sự hoàn hảo… Nhưng không ai là hoàn hảo… Vậy tại sao phải rèn luyện? ?. ???????? - ??????? ???? ??? ????? ?? ??????? ?????? ??? ??? ?????. ➞ Sự lười biếng - Là không khác gì việc bạn nghỉ ngơi trước khi cảm thấy mệt. ?. ??? ??????? ???? ????? ???????? ?? ???? ??????’? ????? ?? ??????????. ➞ Vấn đề của việc đúng giờ - Là chả có ai ở đó để đánh giá cao hành động đó cả. ?. ? ???? ??? - ???? ? ??????? ????? ??????? ?????. ➞ Anh yêu em - Như nha sĩ yêu những chiếc răng mọc lệch. ??. ?? ? ?????? ??? ????? ???? ?????? ?? ?????, ?? ??? ??????? ?? ???? ?? ?????. ➞ Khi một người có thể cười khi mọi chuyện không suôn sẻ, thì người đó đã nghĩ ra ai đó để đổ lỗi rồi.
Là những động từ phụ trợ , bổ sung nghĩa cho động từ chính. Thể hiện sự cần thiết hoặc có khả năng xảy ra hoặc dùng để bày tỏ ý kiến, quan điểm của ai đó.
a) Động từ theo sau động từ khiếm khuyết phải ở dạng nguyên thể (không -ing, -ed, -s/es).
He can speaking 4 languages. => sai He can speaks 4 languages. => sai He can speaked 4 languages => sai He can to speak 4 languages => sai He can speak 4 languages => đúng
b) Không đi chung với động từ khiếm khuyết khác
This might can be true -> sai This might be true => đúng
Can I ask you a question? - Tôi có thể hỏi bạn một câu hỏi chứ?
Could I use your phone? - Tôi có thể sử dụng điện thoại của bạn chứ?
May I come in and wait? - Tôi có thể vào trong và chờ đợi chứ?
6. Dạng quá khứ may, might can, could
That may not be true - Điều đó có thể không đúng That might not be true - Điều đó có thể không đúng He cannot come - Anh ấy không thể đến He said that He couldn't come. - Anh ấy đã nói rằng anh ấy không thể đến
Một số cấu trúc thường được dùng với các động từ khiếm khuyết I can’t wait to meet my mom. Tôi nóng lòng gặp mẹ của tôi.
I can’t wait to buy a new computer. Tôi nóng lòng mua 1 quyển sách mới
I wish I could remember your name. Tôi ước tôi có thể nhớ tên của bạn.
I wish I could run my own business. Tôi ước tôi có thể bắt đầu kinh doanh
Nếu tôi là bạn tôi sẽ... If I were you, I would go to the doctor. If I were you, I would leave that job.
Tôi nghĩ rằng tôi đã có thể... I thought I might meet you yesterday. (Tôi đã nghĩ rằng tôi có thể gặp bạn hôm quá chứ) I thought I might make a lot of money.
Các bạn tập chuyển các câu sau sáng tiếng Anh, rồi bình luận dưới video này, hoặc post này của Bel nhé.
- Tôi có thể sang Nhật làm việc trong 2 tháng. - Chúng ta có thể đến Nhật Bản vào tháng 6. - Hút thuốc có thể gây ung thư. - Anh ấy có thể đến bất cứ lúc nào. - Tôi có thể chơi guitar. - Khi tôi còn nhỏ, tôi có thể hát hàng giờ. - Bạn phải làm việc chăm chỉ. - Tôi phải hoàn thành bài tập hôm nay. - Tôi nên làm gì? - Bạn nên đọc cuốn sách của tôi mới viết. - Tôi có thể hỏi bạn một câu hỏi không? - Tôi có thể sử dụng điện thoại bạn được chứ ạ? - Tôi có thể vào bên trong và đợi được không? -Tôi đã từng sống ở thành phố Hồ Chí Minh.
Được viết bởi Bel Nguyễn https://www.facebook.com/belnguyen2018/ Sử dụng xin trích rõ nguồn website này FeasiBLE ENGLISH, chúc các bạn học tốt!
HƯỚNG DẪN LUYỆN NGHE LUYỆN NGHE TIẾNG ANH HIỆU QUẢ __________________________ Chắc hẳn chúng ta đã từng rất mong muốn cải thiện 'kĩ năng nghe', nhưng chỉ vài phút lại cảm thấy chán chường, mất tập trung, ngáp ngắn ngáp dài... Điều đó nói lên rằng cách luyện nghe chưa thực sự hiệu quả. Hôm này Deb sẽ hướng dẫn cho mọi người cách nghe và chuẩn bị cho một bài luyện nghe như thế nào!
Vậy nghe như thế nào?
DEEP LISTENING: Nghe thật sâu
Hãy nghe 1 nội dung bài học khoảng 3-5 ngày, có thể nhiều hơn thế. Việc lặp lại này sẽ giúp bạn TĂNG khả năng nghe hiểu, NHỚ từ vựng và phát âm, đồng thời TĂNG khả năng phản xạ.
Lộ trình nghe để đạt được hiệu quả : " Trước khi nghe thì Chúng ta cần tra từ mới trong bài trước "
+ Bước 1 : Nghe video và nhìn transcript. + Bước 2 : Nghe và bấm dừng nói theo từng câu của người nói. + Bước 3 : Tập trung nghe ngữ điệu, lặp lại ngữ điệu ấy. + Bước 4 : Ghi âm lại giọng của mình và nghe lại đến khi nào cảm thấy gần giống nhất. + Bước 5: Tự tóm tắt kể lại nội dung bài học bằng lời của bản thân mình.
Chú ý : 1 BƯỚC = NGHE NHIỀU LẦN.
EVERY DAY, EVERY TIME, EVERY WHERE: Nghe mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi Nếu chúng ta bỏ qua điều này thì việc nghe sẽ không có hiệu quả.
30 MINUTES MAXIMUM: Tối đa 30 phút mỗi lần nghe. Vậy mọi người cùng Bel luyện nghe qua các tài nguyên có sẵn đáng tin cậy của VOA và BBC nhé, chúng ta cùng tập từ tập 1 cho đến tập 30 nhé. Và mọi người cùng nhau cố gắng luyện từng phần một cách cẩn thận và nộp bài theo hướng dẫn ạ.
- Việc tích lũy vốn từ vựng sẽ giúp Bạn tự tin phản xạ nhanh hơn trong những cuộc hội thoại. - Sau đây, FeasiBLE ENGLISH gợi ý với bạn học 1 tip đơn giản để cùng nhau tăng vốn từ nhé: "Đọc sách - báo, Nghe nhạc, Xem phim bằng tiếng Anh" - Các Bạn hoàn toàn lựa chọn bất cứ nội dung nào mà phù hợp với hiện trạng tiếng Anh của bản thân bởi vì điều đó sẽ giúp tăng sự hào hứng với việc học thì mới cảm nhận được kết quả. - Trong quá trình học thì các Bạn cần trang bị Từ điển như là Oxford, Cambridge để khi gặp "từ mới" thì chúng ta tra phiên âm, tra nghĩa và kể cả cách sử dụng của "từ mới". Việc mà sử dụng Từ điển Anh - Anh sẽ giúp cho các Bạn mở rộng nghĩa của "từ mới" mà không bị giới hạn bởi nghĩa của tiếng Việt có sẵn trong đầu trước đó. - Và còn 1 lưu ý nhỏ nữa là, Chúng ta cũng nên học từ vựng đi theo cụm từ thì sẽ giúp chúng ta sử dụng được "từ mới" 1 cách linh hoạt hơn.
Bài viết hôm nay sẽ trả lời cho các bạn sự khác biệt giữa động từ to be và động từ thường trong tiếng Anh, các bạn hãy xem video trước khi đọc bài nhé. Chúc các bạn học tốt và hiểu bài.
1. VỀ ĐỘNG TỪ TO BE.
Động từ "to be" bao gồm: am, is, are, was, were. Nhưng hôm nay chúng ta chỉ tập trung 3 từ chính là: "am, is, are".
Chúng ta có các đại từ (personal pronouns) sau đi theo các động từ "to be" tương ứng:
I, we – Ngôi thứ nhất (người nói)
I + am
we + are
You – Ngôi thứ hai (người nghe)
You + are
He, she, it – Ngôi thứ 3 số ít (người, vật được nói tới)
Động từ to be được sử dụng trong nhiều loại câu khác nhau như: câu tiếp diễn, câu bị động, ...Tuy nhiên mình chỉ muốn các bạn hiểu một cách đơn giản nhất là: động từ "to be" là những từ không chỉ hành động. Tất nhiên, động từ thường vẫn có những từ không chỉ hành động, nhưng tạm thời theo mình đây là cách ngắn gọn nhất để giúp các bạn phân biệt được động từ to be và động từ thường nhé.
Ví dụ các bạn muốn nói "tôi học tiếng anh với Bel", thì động từ các bạn phải sử dụng là "học" đúng không? các bạn xem các câu dưới đây, câu nào đúng câu nào sai nhé:
1. I am learn english
2. I learn english
Tất nhiên, những người mới học thường mắc sai lầm hay chèn động từ "to be" vào những chổ không cần thiết như ví dụ 1 ở trên. Câu đúng sẽ là "I learn english".
Vậy nên mới có câu hỏi, khi nào dùng động từ to be, khi nào dùng động từ thường. Vậy trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu một chút về động từ thường trước nhé, rồi sẽ đưa ra kết luận.
2. VỀ ĐỘNG TỪ THƯỜNG
Động từ thường là những từ chỉ hành động, trạng thái, sự kiện...(còn nhiều loại động từ khác như: ngoại động từ, nội động từ, mình sẽ nói sau trong các bài tiếp theo)
Chúng ta xét một số ví dụ sau về động từ thường:
Do you eat meat?
(Bạn có ăn thịt không?) => động từ eat (ăn)
Do fairies really exist?
Thần tiên có thực sự tồn tại?) => động từ exist (tồn tại)
My mother seems happy.
(Mẹ tôi có vẻ hạnh phúc) => Động từseem (có vẻ như)
Accidents like this happen all the time.
(Tai nạn như thế này xảy ra liên tục) => động từ happen (xảy ra)
3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỘNG TỪ TO BE VÀ ĐỘNG TỪ THƯỜNG
Các bạn xem các ví dụ sau, và trả lời giúp Bel Nguyễn xem câu nào đúng câu nào sai nhé.
Eg. True Or False
I very like playing games.
Are you live in HCM city?
I happy.
Do you happy?
Does she feel tired?
Where do you live?
What do you do for a living?
I drink a lot of water every day.
Nếu các bạn trả lời được thì xem như các bạn đã hiểu rõ về động từ to be và động từ thường rồi đó.
Vậy phân biệt cơ bản nhất về 2 loại động từ này ở thì "hiện tại đơn" là:
a) Nếu dùng động từ thường rồi thì quên động từ to be đi
b) Nếu dùng động từ to be rồi thì quên động từ thường đi
c) Động từ to be là những từ không chỉ hành động.
d) Động từ thường là những từ chỉ hành động, trạng thái, sự kiện...
Tuy nhiên, đó chỉ là kinh nghiệm cá nhân mình muốn truyền đạt lại cho những bạn mới học có thể dễ dàng nắm được nhất, còn các bạn muốn đào sâu thì nên mua một quyển sách rõ nguồn gốc để phân tích kỹ lưỡng hơn nhé.
Mình muốn các bạn hiểu để sử dụng, chứ không muốn học lý thuyết suông thật nhiều nhưng lại không áp dụng được. (tại trước đây mình cũng vậy học nhiều thứ không cần quá, nên không có thời gian học những cái cần thiết)
Nếu đọc mà vẫn không hiểu rõ về động từ "to be" và "động từ thường", thì các bạn nhắn tin trực tiếp cho Bel nhé, Bel sẽ giải đáp cho các bạn, đây là Facebook của Bel: https://www.facebook.com/belnguyen2018
4. CÔNG THỨC CỦA ĐỘNG TỪ TO BE VÀ ĐỘNG TỪ THƯỜNG
a) Dạng động từ "To Be":
Công thức:
Khẳng định: S + To Be + O
Phủ định: S + To Be + + not + O
Nghi vấn: To be + S + O?
Trong đó:
S: Chủ ngữ (I, You, We, They, He, She, It, This, That, My mother …)
To Be: Am, Is, Are (tùy theo chủ ngữ mà dùng)
O: Tân ngữ (phần còn lại của câu)
I + AM
He/ She/ It + IS
You/ We/ They + ARE
Cách nhớ:
I am a student
S + to be + 0
I am not a student
S + to be + 0
Am I a student?
To Be + S + O?
Một số câu ví dụ:
He is friendly. (khẳng định)
We are not a family. (phủ định)
Is she beautiful? (nghi vấn)
I am a student. (khẳng định)
You are not my best friend. (phủ định)
Is this your hat? (nghi vấn)
b) Dạng động từ thường
Để hiểu được công thức các bạn phải hiểu được "trợ động từ" là gì, "động từ" là gì, khi nào dùng "NOT".
Cụ thể:
Trợ động từ gồm: do/does dùng trong câu phủ định và nghi vấn.
"Do" đi với các chủ ngữ I, you, we, they (và các chủ ngữ số nhiều khác)
"Does" đi với các chủ ngữ he, she, it (và các chủ ngữ số ít khác)
"verb" là động từ thường (eat, drink, play, run, smile...)
“ TÍNH TỪ SỞ HỮU + DANH TỪ” -> danh từ đứng sau (bên phải) tính từ sở hữu. Ex: – This is HIS viewpoint. Đây là quan điểm của anh ta. – This is MY house, and you are on MY land! Đây là nhà của tôi, các anh đang ở trên đất của tôi!
d. Lưu ý : – Sử dụng tính từ sở hữu cho các bộ phận trên cơ thể người : Ex: MY eyes are too tired. (Mắt của tôi mỏi quá) – Tính từ sở hữu của con vật hoặc sự vật thì dùng “Its” Ex : The dog wags “its” tail (Con chó vẫy đuôi) The horse swished “its” tail. (Con ngựa vun đuôi vun vút)
II. ĐẠI TỪ SỞ HỮU TRONG TIẾNG ANH:
a. Định nghĩa: – Dùng để thay thế cho tính từ sở hữu và danh từ khi không muốn lặp lại danh từ. – Dùng để chỉ vật gì thuộc về ai đó.
b. Hình thức – Mine (của tôi) – Yours (của anh/chị) – His (của anh ấy) – Hers (của cô ấy) – Ours (của chúng ta/chúng tôi) – Yours (của các anh chị) – Theirs (của họ/chúng nó)
IT : KHÔNG có dạng Đại từ sở hữu, "Its" = dạng Tính từ sở hữu của "It".
c. Cách dùng của đại từ sở hữu trong tiếng anh:
1) Dùng thay cho một Tính từ sở hữu (possessive adjective):
Ex: – Your English is good and mine is very poor. (mine = My English) Tiếng Anh của bạn giỏi còn của tôi thì rất tệ. – Her shirt is white, and mine is blue. (mine = my shirt) Áo cô ta màu trắng còn của tôi màu xanh.
2) Dùng trong dạng câu sở hữu kép (double possessive) :
Ex: – He is a friend of mine. (Anh ta là một người bạn của tôi) • … OF MINE = ONE OF MINE … (một… của tôi). Ex: – A teacher of hers = one of her teachers (một người thầy của cô ấy)
3) Dùng trước Danh từ mà nó thay thế: Ex: OURS is “the third house” on the right hand. NHÀ CỦA CHÚNG TÔI là “ngôi nhà thứ 3” nằm phía bên tay phải. ->“Ours : là Đại từ sở hữu = nhà của chúng tôi là ngôi thứ 3” -> “the third house : là Danh từ = ngôi nhà củ tôi là thứ
Lưu ý: – KHÔNG dùng Mạo từ trước Đại từ sở hữu: Ex: That bag is mine. Cái túi đó của tôi. Không được : That bag is THE mine.
III. ĐIỀU CẦN NHỚ KHI ĐẶT CÂU VỚI TÍNH TỪ, ĐẠI TỪ SỞ HỮU TRONG TIẾNG ANH:
Để đặt câu tốt các bạn cần phải học thuộc ngay từ đầu, ví dụ như khi chúng ta đặt một câu rằng: "tôi là giáo viên của anh ấy", mà không biết chữ "của" trong tiếng Anh được biểu hiện như thế nào thì chắc chắn sẽ không đặt được câu chứ đừng nói là đặt nhanh.
Nếu các bạn là những người mới học thì hãy ưu tiên học thuộc cả tính từ sở hữu và đại từ sở hữu ngay từ đầu nhé, đồng thời hãy xem kỹ video mình hướng dẫn bên, hãy bình luận phía dưới và cho mình biết bạn hiểu hay không nhé.
Sick leave /sɪk - liːv/ ngày nghỉ vì bệnh Annual leave /ˈænjuəl - liːv/ Nghỉ phép hằng năm Maternity leave /məˈtɜːnəti- liːv/ Nghỉ thai sản Promotion /prəˈməʊʃn/ Thăng chức Salary/Wage /ˈsæləri/ /weɪdʒ/ Lương Health insurance /helθ ɪnˈʃʊərəns/ Bảo hiểm y tế Part-time / ́pa:t ̧taim/ bán thời gian Full-time /fʊl taim/ toàn thời gian Permanent /'pə:mənənt/ dài hạn Temporary /ˈtɛmpəˌrɛri/ tạm thời Resume/CV/curriculum vitae /ˈrezjuːmeɪ/ Sơ yếu lý lịch Recruitment /rɪˈkruːtmənt/ Sự tuyển dụng Head of department: Trưởng phòng Deputy of department: Phó phòng Manager /ˈmænɪdʒə(r)/ Quản lý Team leader /tiːm ˈliːdə(r)/ Trưởng nhóm Employee /ɪmˈplɔɪiː/ Nhân viên Trainee /ˌtreɪˈniː/ Nhân viên tập sự Worker /ˈwɜːkə(r)/Công nhân Promotion /prəˈməʊʃn/ Thăng chức Working hours /ˈwɜːkɪŋ ˈaʊər/ Giờ làm việc Agreement /əˈɡriːmənt/ Hợp đồng Resign /rɪˈzaɪn/ Từ chức
Lĩnh vựng ngoại ngữ nói chung và vô số các lĩnh vực khác nói riêng, chúng ta phải hiểu được bản chất của nó rằng: thầy cô là những người truyền đạt lại kiến thức cho bạn nhưng không có nghĩa họ sẽ mãi mãi bên cạnh bạn để làm điều đó.
Hơn nữa, kiến thức thực sự rất mênh mông, không phải cứ là "giáo viên" thì sẽ biết mọi thứ, giáo viên chỉ có thể chia sẽ cho bạn những thứ họ biết, họ tích lũy được, còn bản thân của bạn khi học ngoại ngữ phải có thêm một giáo viên khác nữa.
Cái Bel đang nói ở đây chính là TỪ ĐIỂN, cụ thể là từ điển của "oxford và cambridge", tuy nhiên nó được viết bởi nhiều chuyên gia về lĩnh vực ngoại ngữ, mọi thông tin đăng tải đều được kiểm duyệt, phổ biến toàn thế giới, cái quan trọng hơn là nó chưa vô số các loại kiến thức cần cho người học ngoại ngữ một cách chính xác tuyệt đối, đáng tin cậy.
Bởi vậy nên, sau khi có được nền tảng, các bạn sẽ đồng hành cùng với nó nhiều hơn thay vì với giáo viên, giáo viên chỉ đi với bạn được một khoảng thời gian mới bắt đầu thôi, việc còn lại là bởi đôi chân của các Bạn. Với kinh nghiệm cá nhân của mình, học cách sử dụng từ điển cũng là một trong những phần quan trọng nhất trong quá trình học tiếng Anh. Vì thế nên mình đưa nó vào trong lộ trình học tiếng anh giao tiếp từ con số 0 của mình, với mong muốn chia sẽ cho các bạn những người mới học, có thể biết được công dụng thực sự giá trị của nó, và biết ứng dụng nó trong thực tế.
Mong rằng thông qua bài đọc và video này, các bạn cũng có thể áp dụng được, và đừng vì những quyển từ điển này viết 100% bằng tiếng Anh mà các bạn làm ngơ không học cách sử dụng nó, nếu không biết dùng thì các bạn hãy xem video của mình, hỏi mình, hoặc những anh chị đi trước, chắc chắn họ sẽ chia sẽ cho bạn, ban đầu sẽ hơi khó nhưng mình tin rằng, trong tương lai khi quen rồi, bạn sẽ ghé thăm trang web này hàng chục lần trên 1 ngày đó, vì nó quả là hữu ích và tuyệt vời.
Chúc các bạn biết cách sử dụng từ điển thông qua bài chia sẽ này của mình nhé.