HIỂU CƠ BẢN VỀ THÌ HIỆN TẠI ĐƠN (SIMPLE PRESENT TENSE) - có bài tập bên dưới
Chào các bạn, mình là Bel Nguyễn hôm nay sẽ chia sẽ cho các bạn về thì hiện tại đơn một cách cơ bản nhất, nhưng để hiểu rõ thì này mình mong các Bạn cùng tập trung với mình và đọc bài viết từ đầu đến cuối nhé!.
Nếu các bạn muốn dùng được thì này tốt thì hai câu hỏi lớn nhất cần được đặt ra là:
1. Động từ to be khác nhau với động từ thường như thế nào?
2. Trợ động từ được sử dụng như thế nào?
Nếu đọc xong bài viết mà bạn vẫn chưa trả lời được 2 câu hỏi trên thì bạn nên đọc lại hoặc xem video Bel đã quay bên trên nhé.
1. VỀ ĐỘNG TỪ TO BE TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN.
Động từ "to be" bao gồm: am, is, are, was, were. Nhưng hôm nay chúng ta chỉ tập trung 3 từ chính là: "am, is, are".
Chúng ta có các đại từ (personal pronouns) sau đi theo các động từ "to be" tương ứng:
I, we – Ngôi thứ nhất (người nói)
I + am
we + are
You – Ngôi thứ hai (người nghe)
You + are
He, she, it – Ngôi thứ 3 số ít (người, vật được nói tới)
He, she, it + is
They – ngôi thứ 3 số nhiều.
They + are
Để tóm tắt cho các bạn dễ hiểu thì:
I + am..
you we they + are...
He she it + is..
Động từ to be được sử dụng trong nhiều loại câu khác nhau như: câu tiếp diễn, câu bị động, ...Tuy nhiên mình chỉ muốn các bạn hiểu một cách đơn giản nhất là: động từ "to be" là những từ không chỉ hành động. Tất nhiên, động từ thường vẫn có những từ không chỉ hành động, nhưng tạm thời theo mình đây là cách ngắn gọn nhất để giúp các bạn phân biệt được động từ to be và động từ thường nhé.
Ví dụ các bạn muốn nói "tôi học tiếng anh với Bel", thì động từ các bạn phải sử dụng là "học" đúng không? các bạn xem các câu dưới đây, câu nào đúng câu nào sai nhé:
1. I am learn english
2. I learn english
Tất nhiên, những người mới học thường mắc sai lầm hay chèn động từ "to be" vào những chổ không cần thiết như ví dụ 1 ở trên. Câu đúng sẽ là "I learn english".
Vậy nên mới có câu hỏi, khi nào dùng động từ to be, khi nào dùng động từ thường. Vậy trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu một chút về động từ thường trước nhé, rồi sẽ đưa ra kết luận.
2. VỀ ĐỘNG TỪ THƯỜNG CỦA THÌ HIỆN TẠI.
Động từ thường là những từ chỉ hành động, trạng thái, sự kiện...(còn nhiều loại động từ khác như: ngoại động từ, nội động từ, mình sẽ nói sau trong các bài tiếp theo)
Chúng ta xét một số ví dụ sau về động từ thường:
Do you eat meat?
(Bạn có ăn thịt không?) => động từ eat (ăn)
Do fairies really exist?
Thần tiên có thực sự tồn tại?) => động từ exist (tồn tại)
My mother seems happy.
(Mẹ tôi có vẻ hạnh phúc) => Động từseem (có vẻ như)
Accidents like this happen all the time.
(Tai nạn như thế này xảy ra liên tục) => động từ happen (xảy ra)
3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỘNG TỪ TO BE VÀ ĐỘNG TỪ THƯỜNG
Các bạn xem các ví dụ sau, và trả lời giúp Bel Nguyễn xem câu nào đúng câu nào sai nhé.
Nếu các bạn trả lời được thì xem như các bạn đã hiểu rõ về động từ to be và động từ thường rồi đó.
Vậy phân biệt cơ bản nhất về 2 loại động từ này ở thì "hiện tại đơn" là:
a) Nếu dùng động từ thường rồi thì quên động từ to be đi
b) Nếu dùng động từ to be rồi thì quên động từ thường đi
c) Động từ to be là những từ không chỉ hành động.
d) Động từ thường là những từ chỉ hành động, trạng thái, sự kiện...
Tuy nhiên, đó chỉ là kinh nghiệm cá nhân mình muốn truyền đạt lại cho những bạn mới học có thể dễ dàng nắm được nhất, còn các bạn muốn đào sâu thì nên mua một quyển sách rõ nguồn gốc để phân tích kỹ lưỡng hơn nhé.
Mình muốn các bạn hiểu để sử dụng, chứ không muốn học lý thuyết suông thật nhiều nhưng lại không áp dụng được. (tại trước đây mình cũng vậy học nhiều thứ không cần quá, nên không có thời gian học những cái cần thiết)
Nếu đọc mà vẫn không hiểu rõ về động từ "to be" và "động từ thường", thì các bạn nhắn tin trực tiếp cho Bel nhé, Bel sẽ giải đáp cho các bạn, đây là Facebook của Bel: https://www.facebook.com/belnguyen2018
4. CÔNG THỨC CỦA ĐỘNG TỪ TO BE VÀ ĐỘNG TỪ THƯỜNG
a) Dạng động từ "To Be":
Công thức:
Khẳng định: S + To Be + O
Phủ định: S + To Be + + not + O
Nghi vấn: To be + S + O?
Trong đó:
S: Chủ ngữ (I, You, We, They, He, She, It, This, That, My mother …)
To Be: Am, Is, Are (tùy theo chủ ngữ mà dùng)
O: Tân ngữ (phần còn lại của câu)
I + AM
He/ She/ It + IS
You/ We/ They + ARE
Cách nhớ:
I am a student
S + to be + 0
I am not a student
S + to be + 0
Am I a student?
To Be + S + O?
Một số câu ví dụ:
He is friendly. (khẳng định)
We are not a family. (phủ định)
Is she beautiful? (nghi vấn)
I am a student. (khẳng định)
You are not my best friend. (phủ định)
Is this your hat? (nghi vấn)
b) Dạng động từ thường
Để hiểu được công thức các bạn phải hiểu được "trợ động từ" là gì, "động từ" là gì, khi nào dùng "NOT".
Cụ thể:
Trợ động từ gồm: do/does dùng trong câu phủ định và nghi vấn.
"Do" đi với các chủ ngữ I, you, we, they (và các chủ ngữ số nhiều khác)
"Does" đi với các chủ ngữ he, she, it (và các chủ ngữ số ít khác)
"verb" là động từ thường (eat, drink, play, run, smile...)
"NOT" được dùng trong các câu phủ định.
Công thức:
Khẳng định:
1. I/ You/ We/ They + Verb
2. He/ She/ It + Verb (s/es)
Phủ định: (nhớ là có NOT, khác với câu khẳng định)
1. I/ You/ We/ They + do not + Verb
2. He/ She/ It + does not + Verb
Nghi vấn:
Do + I/ You/ We/ They + Verb?
Does + He/ She/ It + Verb?
Lưu ý:
a) Verb:
Là kí hiệu của “Verb” Là động từ nguyên thể (infinitive)
b) Verb (s): Là động từ phải thêm "s" khi chủ ngữ là ngôi 3 số ít, ở thể khẳng định.
c) Verb (es): là những động từ thêm đuôi là es, nếu động từ đó có kết thúc bằng các âm sau: “o”, “s” , “x” , “z”, “ch” , “sh”. (ở thể khẳng định)
(Cách nhớ: Ông Sống Xa Zậy Chẳng SHao )
Ví dụ cụ thể:
Go -> goes:
She goes to school.
Watch -> watches:
My mother watches TV.
d) Verb (s):
– Được sử dụng ở các trường hợp còn lại
(Tức là không nằm trong các trường hợp động từ có kết thúc bằng các âm: “o”, “s” , “x” , “z”, “ch” , “sh”.
Drink -> drinks:
She drinks a cup of wine.
Lưu ý:
Chúng ta chỉ thêm S và ES vào động từ khi chủ ngữ là ngôi ba số ít và ở thể khẳng định của thì hiện tại đơn. Ở thể phủ định và nghi vấn, chúng ta luôn "giữ nguyên động từ".
Ví dụ:
I go to school every day.
(go, kết thúc bằng "o" nhưng không thêm es, vì lý do chủ ngữ là ngôi thứ nhất, không phải ngôi 3 số ít)
-We get up at 7 o’clock in the morning.
(Chủ ngữ ” We”, nên động từ giữ nguyên)
-He usually listens to music when He is sad.
(Chủ ngữ ” He” Nên động từ phải thêm “S hoặc ES”, NHƯNG do động từ “listen” không nằm trong nhóm kết thúc bằng “o”, “s” , “x” , “z”, “ch” , “sh", nên thêm “S” )
-My daughter misses me a lot.
(Chủ ngữ “My daughter” là ngôi ba số ít nên thêm “S hoặc ES”, NHƯNG do động từ “miss” nằm trong nhóm “o”, “s” , “x” , “z”, “ch” , “sh”, nên dúng ta thêm đuôi “ES”)
You don’t watch TV.
(câu phủ định, động từ giữ nguyên)
He doesn’t love her.
(câu phủ định, động từ giữ nguyên)
Do they like eating beef-steak?
(câu nghi vấn, động từ giữ nguyên)
Does your niece learn French?
(câu nghi vấn, động từ giữ nguyên)
5. Dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại đơn.
Always (luôn luôn) , usually (thường xuyên), often (thường xuyên), frequently (thường xuyên)
Every day, every week, every month, every year,…….
(Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm)
Once/ twice/ three times/ four times…..
(một lần / hai lần/ ba lần/ bốn lần)
a day/ per day/ a week/ a month/ a year...
(một ngày/ tuần/ tháng/ năm..)
Vì để cho các bạn không quên các dấu hiệu quan trọng này, Bel Nguyễn viết một đoạn văn ngắn cho các bạn tập đọc và học thuộc nhé, xem như là một bài tập cho bạn luôn, nhiệm cụ của bạn là đọc đoạn văn dưới đây, sau đó đăng lên nhóm của Bel nhé: https://www.facebook.com/groups/609163899252710/
My name is Bel, I always learn English. By listening to music and watching movies I can improve my English ability. I often speak English with my teacher. Sometimes, I go to the park to practice English with foreigners. I usually go to my English club at the weekend with my friends. On Saturdays, I seldom learn English these days. I promise I will never give up learning English.
6. MỘT SỐ CÁCH DÙNG CẦN NHỚ CỦA THÌ HIỆN TẠI ĐƠN.
1. Diễn tả những sự thật hiển nhiên
The Earth circles the Sun.
(trái đất quay quanh mặt trời)
The sun rises in the east.
(mặt trời mọc ở phía đông)
2. Những hành động lặp đi lặp lại đều đặn (thói quen)
I drink water every day
(tôi uống nước mỗi ngày)
She always learns english
(cô ấy luôn luôn học tiếng Anh)
I always get up at 7 am.
(tôi luôn thức dậy vào 7h sáng)
3. Sự kiện nào đó đã được lên lịch cụ thể trong tương lai gần
Đó là những thứ mình muốn chia sẽ với các bạn, bài này Bel viết tuy hơi dài dòng, nhưng mong các bạn đọc cẩn thận, xem video lại một vài lần, thử đặt một vài câu cho tới khi hiểu nhé. Mong sẽ được nhận phản hồi từ các bạn sau khi đọc xong bài viết này. Hãy nhắn cho Bel biết sau khi bạn đọc xong nhé! Xin cảm ơn.
Được viết bởi Bel Nguyễn Facebook: https://www.facebook.com/belnguyen2018/
Dạng 1: All Both Most+ OF + us/ them/ you+ DT chia số nhiều/DT chia số ít Each Either Neither
Vd: - All of them like that film. (Tất cả họ đều thích bộ phim đó)
- Both of them are kind. (Cả hai người họ đều tố bụng)
- Most of them are women. (Hầu hết họ là phụ nữ)
- Each of us should give a hand. (Mỗi người chúng ta nên giúp một tay)
- Could either of you lend me ten dollars? (Một trong hai bạn, Ai có thể cho tớ mượn 10$ không?)
- Neither of them can cook. (Không ai trong số họ có thể nấu ăn cả)
_____
Dạng 2: All (tất cả) Both (cả hai) Most(hầu hết) Each(mỗi) +OF+ Từ Xác Định + DT đếm được số nhiều/ DT không đếm được+ ĐT chia theo Chủ ngữ Every (mỗi) Either(mỗi, một trong hai) Neither(cả hai ... không)
Chú thích: - Từ Xác Định bao gồm: + Tính từ sở hữu: my, his, her, their, your, our, its + Mạo từ THE + Đại từ bất định: this, that, these, those
Vd: - All of my friends like reading books. (Tất cả bạn bè của tôi đều thích đọc sách)
- Most of the shops are closed. (Hầu hết các cửa hàng đã đóng cửa.)
- Both of the women were French. (Cả hai phụ nữ đều là người Pháp)
- Both of my grandfathers are teachers. (Cả hai người ông của tôi đều là giáo viên)
- Each of the answers is worth 20 points. (Mỗi câu trả lời tương đương 20 điểm)
- Every one of their songs has been a hit. (Mỗi bài hát của họ đều là một bài hit.)
- Either of these roads leads to the airport. (Một trong hai con đường này dẫn đến sân bay)
- Neither of my children can speak French. (Cả hai đứa con tôi đều không nói tiếng Pháp)
2. VOA Learning English - VOA là 1 trong những kênh Youtube hay nhất mà bạn cần phải biết. - VOA Learning English tổng hợp các đoạn tin tức của nước Mỹ, dành cho những bạn nào có nhu cầu luyện nghe với phụ đề hỗ trợ và một giọng nói chậm và rõ ràng của phát thanh viên.
4. Fun Easy English - Chuyên cung cấp kiến thức tiếng Anh cơ bản và bí quyết dạy tiếng Anh. Trang web bao gồm nhiều kĩ năng, từ phát âm, ngữ pháp, đến thành ngữ, từ lóng, kĩ năng viết, vv…
5. Duolingo - Trang web này được khuyến khích cho những người mới bắt đầu học tiếng Anh hay mất gốc bởi Duolingo sẽ giúp người dùng làm quen với ngôn ngữ cực nhanh.
6. American Stories for English Learners - Web này chỉ chứa đựng Những câu chuyện về nước Mỹ được hỗ trợ script để hỗ trợ bạn luyện nghe – hiểu tốt hơn.
10. British Council - Trang web cung cấp các thông tin về dạy và học tiếng Anh cho sinh viên, giáo viên và trẻ nhỏ. Ở đây, bạn có thể làm bài kiểm tra, nghe nhạc, chơi game bằng tiếng Anh.
12. Nhật Ký Song Ngữ -Đây là một kênh youtube có kèm phụ đề song ngữ Anh - Việt với những video về tình huống hay những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống.
-Đây là một channel mình mới biết đến thôi. Nó kiểu viết lại một cái kết khác cho bộ phim. https://youtu.be/LeONuiSWOqE
16. Learning English with TV series Đây là một channel thường phân tích các cụm từ hoặc từ mới xuất hiện trong một show truyền hình hay một bộ phim nào đó.
17. Let’s Talk - Tại đây hướng dẫn phát âm, sử dụng ngữ pháp, thành ngữ, từ và cụm từ của các giáo viên ở đây phát âm rất chi tiết và rõ ràng. https://www.youtube.com/user/learnexmumbai
18. Học tiếng Anh cùng thầy Kenny Nguyễn
-Cách truyền đạt vô cùng hài hước và có duyên của thầy Kenny sẽ giúp các bạn tiến bộ tiếng Anh nhanh chóng.
19. Starfall - Chắc chắn đây là trang web học tiếng anh online hữu ích với những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Và các bậc phụ huynh cũng có thể dùng để kèm tiếng Anh cho các bé.
Thì quá khứ đơn (Simple past) là một thì quan trọng trong tiếng Anh. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu:
Thì Quá Khứ Đơn trong tiếng Anh (simple past) - công thức, cách dùng và bài tập thì quá khứ
I. HIỂU CƠ BẢN VỀ QUÁ KHỨ ĐƠN.
Một số đặc điểm cần biết của thì quá khứ:
1. I was a student.
(tôi đã là một học sinh)
2. They were my best friends.
(Họ đã là những người bạn tốt của tôi)
3. She cooked dinner. (Cô ấy đã nấu bữa tối )
4. I lived here in 2012. (Tôi đã sống ở đây vào năm 2012)
5. She hugged him tightly. (cô ấy đã ôm anh ấy thật chặt)
6. We all laughed until we cried. (tất cả chúng tôi đã cười cho đến khi chúng tôi khóc)
Các bạn thấy đấy, những phần được bôi đỏ phía trên đang thể hiện từ "đã" trong quá khứ. Có chổ thì dùng was, were. Có chổ thì thêm "d", "ed" vào động từ. Và đó cũng là những gì các bạn sẽ biết sau khi đọc hết bài viết ngày hôm nay của Bel.
II. CẤU TRÚC CỦA THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN
Để hiểu được thì này, các bạn cũng cần phải phân biệt động từ "to be" và "động từ thường" như thì hiện tại đơn. Nhưng chẳng qua có chỉ khác đôi chút về cách biểu hiện thôi. Thay vì hiện tại đơn chúng ta dùng "am, is, are" thì quá khứ đơn chúng ta dùng "was, were".
Trợ động từ ở hiện tại đơn là "do/does", nhưng thì quá khứ đơn thì chỉ có một từ là "did". Cái khác nhau đặc biệt là ở thể khẳng định của hiện tại đơn đôi với chủ ngữ số nhiều thì động từ giữ nguyên, còn chủ ngữ là ngôi ba số ít thì động từ thêm "s" hoặc "es". Còn quá khứ đơn thì các chủ ngữ thì thêm "d" hoặc "ed" và đặc biệt là có xuất hiện "động từ bất quy tắc nữa".
Vậy để hiểu thì này, các bạn hãy đặt những câu hỏi sau, và tự trả lời, nếu sau khi đọc xong, các bạn trả lời được có nghĩa là các bạn đã hiểu:
1. Khi nào thêm "d", "ed".
2. Động từ bất quy tắc là gì, khi nào động từ bất quy tắc được sử dụng.
3. Khi nào trợ động từ "did" được sử dụng.
Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nhé.
a) Động từ To Be
I, he, she, it + was
(I và ngôi ba số ít, chúng ta sử dụng động từ to be là "was")
Ví dụ:
I was a student two years ago.
She was a teacher.
He was a doctor.
You, we, they + were
(you, we, they và các chủ ngữ số nhiều chúng ta sử dụng động từ to be "were")
Ví dụ:
They were my classmates.
(Họ đã là bạn cùng lớp)
We were colleagues 2 years ago.
(chúng tôi đã là đồng nghiệp 2 năm trước)
Công thức:
I was a student
(S + to be + 0)
I was not a student
(s + to be + not + 0)
Was I a student?
(To be + S + 0
b) Công thức động từ thường
I. Khẳng định:
1. S + Ved + O
It rained yesterday. (trời đã mưa ngày hôm qua)
I lived here in 2012. (tôi đã sống ở đây vào năm 2012)
Những từ có kết thúc là "e" rồi, thì chỉ cần thêm "d".
(live, close, wipe …. etc)
2. Công thức với động từ bất quy tắc
S + V2 + 0
Xem bảng động từ bất quy tắc.
I went to Paris last summer.
(go-> went)
He bought me a new book.
(buy -> bought)
3. Các trường hợp đặc biệt:
a) Có quy tắc tức là thêm được “ed” nhưng chỉ có 1 âm tiết (1 vần) mà hai từ cuối là " nguyên âm sau đó là phụ âm " thì ta nhân đôi phụ âm vào và thêm “ed”
Ví dụ:
hug - hugged
"u" là nguyên âm, sau u là g là phụ âm ta nhân đôi phụ âm thành 2 chữ “g” sau đó thêm “ed” ta sẽ được “hugged”.
Tương tự như vậy cho chữ: "hop" -> hopped
Một âm tiết (1 vần) có nghĩa là gì:
Ví dụ:
1) Hug ta phát âm là /hʌɡ/, 1 âm tiết (một vần)
2) Husband phát âm là /ˈhʌzbənd/, 2 âm tiết (hai vần)
b) Còn động từ có hai âm tiết trở lên và cuối cùng là nguyên âm sau đó phụ âm và dấu nhấn (‘) nằm ở âm cuối thì nhân đôi phụ âm sau đó thêm "ed".
Ví dụ:
prefer - > preferred
(Vì cuối cùng "e" là nguyên âm, sau đó đến "f" là phụ âm và 2 âm tiết )
Permit -> permitted
c) Động từ kết thúc là phụ âm và “Y” (y dài) thì ta chuyển “y” thành “i” rồi thêm “ed”.
Ví dụ:
cry -> cried
(vì" r" là phụ âm và sau nó là y nên ta chuyển "y" thành "i" và thêm ed)
Study -> studied
Try -> tried
II) Phủ định
S + did + not + V
(động từ luôn ở dạng nguyên thể)
I did not go to school yesterday.
I didn’t surf the net last night
III) Nghi vấn
Did + S + V?
(động từ luôn ở dạng nguyên thể)
Did you see Lan?
(bạn có thấy Lan ở đâu không)
Where did you go yesterday?
(bạn đã đi đâu tối qua)
III. Đối với đông từ khiếm khuyết ở thì quá khứ đơn.
May -> might He said he might come tomorrow.
Can -> could She said that she couldn't come.
Shall -> should She asked me what time she should come.
Will -> would He said he would see his brother tomorrow.
IV. Trạng từ thường gặp trong thì quá khứ (simple past)
In + mốc thời gian (vào thời điểm) In 2020
Yesterday (ngày hôm qua) Last week, last night, last year, last month …. (tuần trước, tối trước, năm trước, tháng trước...)
Khoảng thời gian + ago (bao lâu trước) One month ago (một tháng trước) One year ago (một năm trước)
A minute ago (một phút trước)
V. CÁCH DÙNG THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN TRONG TIẾNG ANH
1. Diễn tả hành động đã xảy ra và hoàn toàn chấm dứt trong quá khứ (có thời gian xác định)
Eg.
He learned English from 1999 to 2014
(Tôi đã học tiếng Anh từ năm 1999 đến năm 2014)
I went shopping yesterday.
(Hôm qua tôi đã đi mua sắm)
I went fishing last week.
(Tôi đã đi câu cá tuần trước)
Việc xảy ra trong quá khứ và có time xác định
He moved here in 2016
(anh ấy dời tới đây vào năm 2016)
I went to Nha Trang last summer.
(Tôi đã đến Nha Trang năm ngoái)
2. Diễn tả nhiều hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ.
(Thường xảy ra trong trường hợp kể về cái gì đó)
when I saw a shooting star, I stopped my car
(khi tôi thấy sao băng thì tôi dừng xe lại => ở đây là 2 việc liên tiếp là " thấy " và " dừng".
Last night, I came home, had dinner, and watched TV.
(Tối qua, tôi đã về nhà, ăn tối và xem ti vi)
when President Obama flew into Hanoi, He got out of the plane and waved to everybody.
(Khi Tổng thống Obama bay tới Ha Noi, Ông ấy ra khỏi máy bay, và vẫy tay chào mọi người)
Các bạn cố gắng thử suy nghĩ xem các ví dụ trên, những hành động xảy ra liên tiếp là những hành động nào nhé!
3. Diễn tả hành động, thói quen trong quá khư nhưng không còn tồn tại ở hiện tại
When I was a student, I liked swimming.
(Khi còn là sinh viên, tôi thích bơi lội)
I used to play the guitar with my friends when I was young.
(Tôi từng chơi guitar với bạn bè khi tôi còn trẻ)
when I was a student, I usually carried a knife to class.
(khi tôi còn là sinh viên, tôi thường mang dao tới lớp. (cắt xoài thôi à))
I used to play the Piano with my friends when I was 9 years old.
(Tôi đã từng chơi guitar với bạn bè của tôi khi tôi 9 tuổi)
1. Otherwise = or else = or: Nếu không thì , bằng không
- Turn the heat down or it'll burn. (Giảm nhiệt độ xuống nếu không thì nó sẽ bị cháy)
- Hurry up or else we’ll miss the train. (Nhanh lên nếu không thì chúng ta sẽ bị lỡ chuyến tàu)
- Wear your coat or you’ll catch a cold. (Mặc áo khoác vào nếu không Bạn sẽ bị cảm lạnh)
- Shut the window, otherwise it'll get too cold in here. (Đóng cửa sổ lại bằng không sẽ bị lạnh)
2. Unless = if ... not: Nếu không, trừ khi - My son won’t go to sleep unless you tell him a story.= My son won’t go to sleep if you don't tell him a story (Con trai của tôi sẽ không đi ngủ nếu Bạn không kể cho cậu ấy 1 câu chuyện)
- I can’t leave her unless I know she’s all right.= I can’t leave her if I don't I know she’s all right. (Tôi không thể rời đi nếu tôi không biết rằng Cô ấy ổn)
Tóm lại: - Những liên từ trên để chỉ ra kết quả của hành động A nếu hành động A không được diễn ra trước đó.
-So sánh nhất dùng để so sánh từ 3 đối tượng trở lên.
I. CÁCH DÙNG:
Đối với ADJ NGẮN: thêm "EST" vào sau ADJ : tall -> the tallest ...
Đối với ADJ DÀI: thêm "MOST" hoặc "LEAST" vào trước tính từ: the most important , the least expensive ...
II. CẤU TRÚC:
- ADJ NGẮN (thêm "EST" vào sau ADJ) S + V +THE + ADJ_EST+ N + ...
- ADJ DÀI ( thêm "MOST" hoặc "LEAST" vào trước ADJ) S + V +THE + MOST/LEAST + ADJ+ N + ...
Ghi chú:Ngoài "THE" ta còn dùng những từ xác định khác như: my, his, her, your, their ...
A. CẦN BIẾT:
a. ADJ NGẮN: - Là tính từ có 1 âm tiết như: big, long, short, cheap ... - Là tính từ có 2 âm tiết nhưng tận cùng của âm tiết thứ hai có kết thúc là –y, –le,–ow, –er, và –et được cho là tính từ ngắn như: clever, happy ...
b. ADJ DÀI: - Là tính từ có 3 âm tiết trở lên như: important, expensive, beautiful ...
B. LƯU Ý:
a. Nếu tính từ kết thúc bằng phụ âm và trước phụ âm là nguyên âm: U- E-O-A-I ta nhân đôi phụ âm và thêm EST
- big -> the bigGEST. - hot -> the hotTEST
b. Nếu tính từ kết thúc bằng "y" ta chuyển "y" thành "i" và thêm "est"
c. Những tính từ kết thúc bằng –le,–ow, –er, và –et vừa là ADJ ngắn vừa là ADJ dài:
- simple -> simplest -> the most simple (đơn giản, đơn giản nhất) - clever -> cleverest -> the most clever (thông minh, thông minh nhất) - narrow -> narrowest -> the most narrow (rộng, rộng nhất)
d. ADJ bất qui tắc (học thuộc)
- good -> better -> best (tốt, tốt hơn, tốt nhất) - bad -> worse -> worst (tệ, tệ hơn, tệ nhất) - little -> less -> least ( ít, ít hơn, ít nhất)
VÍ DỤ:
It's the highest mountain in Asia. (Nó là ngọn núi cao nhất ở châu Á)
Yesterday was the hottest day of the month. (Hôm qua là ngày nóng nhất trong tháng)
She is the cleverest student in my class. ( Cô ấy là 1 học sinh thông minh nhất lớp)
It's the best movie I've ever seen Đó là bộ phim hay nhất tôi từng xem
My mother is the most beautiful woman I've ever seen. Mẹ tôi là người phụ nữ đẹp nhất mà tôi từng thấy.