ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG (Personal pronouns)

ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG (Personal pronouns)

A. ĐỊNH NGHĨA :
– Dùng để chỉ người hoặc vật.
B. HÌNH THỨC:
– Đại từ nhân xưng được chia thành ba ngôi, chia theo số ít, số nhiều và theo giống. Cụ thể sau đây:
• Đại từ nhân xưng làm CHỦ NGỮ trong câu:
+ CHỦ NGỮ thường đứng đầu câu và làm chủ thể của hành động :
– I : tôi, ta => Chỉ người nói số ít.
Ex: I am a teacher.
– We : chúng tôi => Chỉ người nói số nhiều.
Ex: WE are the children.
– You : bạn, các bạn => Chỉ người nghe số ít hoặc số nhiều.
Ex: YOU are my best friend.
– They : họ, chúng nó => Chỉ nhiều đối tượng được nói đến.
Ex: THEY are bears.
– He : anh ấy, ông ấy =>Chỉ một đối tượng được nói đến.
Ex: HE is a football player.
– She :chị ấy, cô ấy => Chỉ một đối tượng được nói đến.
Ex: SHE is a good girl.
– It:nó => Chỉ một đối tượng được nói đến cả người hoặc vật.
Ex: IT is a rabid dog.
• Đại từ nhân xưng làm TÂN NGỮ trong câu:
+ TÂN NGỮ thường đứng sau ngoại động từ và tiếp nhận hành động trong câu:
– Me : tôi, ta =>Chỉ người nói số ít.
Ex: The students love ME.
– Us : chúng tôi, chúng ta => Chỉ người nói số nhiều.
Ex: Our parents love US.
– You : bạn, các bạn) => Chỉ người nghe số ít hoặc số nhiều.
Ex: I love YOU.
– Them : họ, chúng nó => Chỉ nhiều đối tượng được nói đến.
Ex: Children love THEM.
– Him : anh ấy, ông ấy => Chỉ một đối tượng được nói đến.
Ex: His fans love HIM.
– Her :chị ấy, cô ấy => Chỉ một đối tượng được nói đến.
Ex: Men love HER.
– It : nó => Chỉ một đối tượng được nói đến cả người hoặc vật.
Ex: The children hate IT.

Tính từ sở hữu (Possessive adjective) – Đại từ sở hữu (Possessive Pronoun)

Tính từ sở hữu (Possessive adjective) và Đại từ sở hữu (Possessive Pronoun)

I. TÍNH TỪ SỞ HỮU:
a. ĐN:
– Là từ đứng trước danh từ để cho biết rằng danh từ đó thuộc sở hữu của ai đó.
b. HÌNH THỨC:
– My (của tôi)
– Your (của anh/chị)
– His (của anh ta)
– Her (của cô ta)
– Our (của chúng ta/chúng tôi)
– Their (của họ/chúng nó)
– Its (của nó)
c. CÁCH DÙNG :
“ TÍNH TỪ + DANH TỪ”
Ex:
– This is HIS viewpoint.
Đây là quan điểm của anh ta.
– This is MY house, and you are on MY land!
Đây là nhà của tôi, các anh đang ở trên đất của tôi!
d. LƯU Ý :
– Sử dụng tính từ sở hữu cho các bộ phận trên cơ thể người :
Ex: MY eyes are too tired. (Mắt của tôi mỏi quá)
– Tính từ sở hữu của con vật hoặc sự vật thì dùng “Its”
Ex : The dog wags “its” tail (Con chó vẫy đuôi)
The horse swished “its” tail. (Con ngựa vun đuôi vun vút)
II. ĐẠI TỪ SỞ HỮU:
a. ĐN:
– Dùng để thay thế cho tính từ sở hữu và danh từ khi không muốn lặp lại danh từ.
– Dùng để chỉ vật gì thuộc về ai đó.
b. HÌNH THỨC:
– Mine (của tôi)
– Yours (của anh/chị)
– His (của anh ấy)
– Hers (của cô ấy)
– Ours (của chúng ta/chúng tôi)
– Yours (của các anh chị)
– Theirs (của họ/chúng nó)
• IT : KHÔNG có dạng Đại từ sở hữu, Its= dạng Tính từ sở hữu của It.
c. CÁCH DÙNG:
1) Dùng thay cho một Tính từ sở hữu (possessive adjective) :
Ex:
– Your English is good and mine is very poor. (mine = My English)
Tiếng Anh của bạn giỏi còn của tôi thì rất tệ.
– Her shirt is white, and mine is blue. (mine = my shirt)
Áo cô ta màu trắng còn của tôi màu xanh.
2) Dùng trong dạng câu sở hữu kép (double possessive) :
Ex:
– He is a friend of mine. (Anh ta là một người bạn của tôi)
• … OF MINE = ONE OF MINE … (một… của tôi).
Ex:
– A teacher of hers = one of her teachers (một người thầy của cô ấy)
3) Dùng trước Danh từ mà nó thay thế:
Ex: OURS is “the third house” on the right hand.
NHÀ CỦA CHÚNG TÔI là “ngôi nhà thứ 3” nằm phía
bên tay phải.
->“Ours : là Đại từ sở hữu = nhà của chúng tôi là ngôi thứ 3”
-> “the third house : là Danh từ = ngôi nhà củ tôi là thứ
d. LƯU Ý:
– KHÔNG dùng Mạo từ trước Đại từ sở hữu:
Ex: That bag is mine.
Cái túi đó của tôi.
Không được :
That bag is THE mine.

REFLEXIVE PRONOUNS – ĐẠI TỪ PHẢN THÂN

REFLEXIVE PRONOUNS – ĐẠI TỪ PHẢN THÂN

I. ĐN:
Để diễn tả những hành động do chính bản thân mình gây ra hoặc để nhấn mạnh hành động do chủ thể của hành động gây ra,
II. HÌNH THỨC:
– Myself (chính tôi)
– Yourself -số ít (chính anh/chị)
– Himself (chính nó/anh ấy)
– Herself (chính cô ấy)
– Itself (chính nó)
– Ourselves (chính chúng tôi/chúng ta)
– Yourselves -số nhiều (chính các anh/các chị)
– Themselves (chính họ/chúng nó).
III. CÁCH DÙNG:
1. Làm tân ngữ của động từ (khi chủ ngữ chính là chủ thể hành động)
Ex:
a. This village is no longer able to feed ITSELF.
Làng này không còn tự túc lương thực được nữa.
b. Peter hugged HIMSELF with secret joy.
Peter che giấu niềm vui thầm kín của mình
c. She slathered HERSELF with suntan oil.
Cô ta tự thoa lên da loại dầu có màu rám nắng.
d. – Jim killed HIMS.
Jim tự giết mình, Jim tự sát.
2. Đứng sau giới từ:
Ex:
a. My mother talks TO herself .
Mẹ tôi tự nói với chính mình.
b. He sits By himself in the cavern.
Hắn ngồi một mình trong hang.
c. You should look BACK yourself.
Bạn hãy biết nhìn lại bản thân mình.
d. The lesion will be gone BY itself in a week.
Vết thương sẽ tự lành trong một tuần.
3. Kết hợp với giới từ “by” khi chúng ta muốn nhấn mạnh rằng một người đang đơn độc một mình mà không có ai giúp đỡ.
Ex:
a. He lived “by himself” in an enormous house.
Anh ấy sống đơn độc trong một ngôi nhà lớn.
b. She went there “by herself”.
Nó đến đó một mình.
c. He learns French “by himself”.
Anh ấy tự học tiếng Pháp.

Demonstrative Pronouns – Đại từ chỉ định trong tiếng Anh.

Demonstrative Pronouns – Đại từ chỉ định trong tiếng Anh.

THIS – THAT – THESE – THOSE

1. ĐN:
– Dùng để chỉ người hoặc vật được nói một cách cụ thể.
THIS = cái này/ người này, đây
THESE (số nhiều của This) = những cái này/người này
THAT =đó, cái đó, người đó
THOSE (số nhiều của That) = những cáu kia/người kia
2. CÁCH DÙNG:
– Luôn đứng trước danh từ : this car/ that house…
– Đại từ chỉ định bản thân có thể đứng độc lập làm chủ ngữ : This is a wallet.
3. HÌNH THỨC:
a. THIS và THESE: Dùng để chỉ người hoặc vật ở gần người nói hoặc viết:
• THIS đi với động từ số ít, bổ nghĩa cho một người hoặc một vật :
” This + IS/ This N +Vs/es”
Vd:
– This is my friend = Đây là bạn của tôi.
– This cat belongs to her = Con mèo này là của cô ấy.
• THESE đi với động từ số nhiều, bổ nghĩa cho nhiều người hoặc vật : “These + ARE / These Ns + Vs/es”
Vd:
– There are my friends = Đây là những người bạn của tôi.
These cats belong to her= Những con mèo này là của cô ấy.
b. THAT và THOSE: Dùng để chỉ người hoặc vật ở xa người nói hoặc viết :
• THAT đi với danh từ số ít : ” That + IS/ That N +Vs/es”
Vd:
– That is my daughter. = Đó là con gái tôi.
– That man is a doctor= Người đàn ông đó là bác sĩ.
• THOSE đi với danh từ số nhiều:
“Those + ARE / Those Ns + Vs/es”
– Those are my children = Mấy đứa nhỏ đó là con tôi.
– Those men are doctors= Những đàn ông đó là những bác sĩ.

ĐẠI TỪ NGHI VẤN ( Questions Words)

ĐẠI TỪ NGHI VẤN : WHO – WHOM – WHOSE _ WHAT – WHICH

ĐẠI TỪ NGHI VẤN : WHO – WHOM – WHOSE _ WHAT – WHICH
—————-
• ĐỊNH NGHĨA:
– ĐTNV được dùng để đặt câu hỏi.
– Đứng đầu câu hỏi và đi trước động từ.
– Có thể là số ít hoặc số nhiều.
A. ĐẠI TỪ CHỈ NGƯỜI:
I. WHO: ai /những người nào ?
a. Làm CHỦ NGỮ của Động từ:
Eg:
– Who opened the door? =Ai đã mở cửa ra vào?
– Who keeps the goal? =Ai đang giữ khung thành?
– Who is the author? = Ai là tác giả?
b. Làm TÂN NGỮ của Động từ:
Eg:
– Who did you see at the party?
Cậu đã gặp ai trong buổi liên hoan?
(WHO là tân ngữ của đôngh từ “see” )
-Who did you go to the coffee shop with?
Bạn đã đi uống cà phê với ai?
( WHO là tân ngữ của động từ “go” )
c. Làm TÂN NGỮ của Giới từ:
Eg:
– Who does this book belong to? – It belongs to me!
Sách này của ai vậy? – Nó là của tôi!
( WHO là Tân ngữ của Giới từ “to”)
II. WHOM:ai/những người nào?
a. Làm TÂN NGỮ của Động từ :
Eg:
– Whom did you see at the party?
Cậu đã gặp ai trong buổi liên hoan?
b. Làm TÂN NGỮ của Giới từ:
Eg:
– Whom did she marry with?
Bà ấy kết hôn với ai?
III. WHOSE : của ai ( chỉ sự sở hữu)
-Làm Chủ ngữ của Động từ:
Eg:
-Whose is the wish? = Điều ước đó là của ai?
-Whose (books) are there? =Những (quyển sách) này là của ai?
B. ĐẠI TỪ CHỈ VẬT:
I. WHAT: cái gì?
a. Làm CHỦ NGỮ của Động từ:
Eg:
– What caused the accident?
Nguyên nhân của tai nạn là gì?
(WHAT là Chủ ngữ của “caused” )
b. Làm TÂN NGỮ của Động từ:
Eg:
-What did you write at the end of the line? = Ở cuối dòng bạn viết gì?
(WHAT là Tân ngữ của “write”)
c. Làm TÂN NGỮ của Giới từ:
Eg:
– What do you pack your clothes in?
Bạn đựng quần áo bằng gì?
(What là Tân ngữ của “in”)
II. WHICH: nào,cái nào, người nào? (Dùng cho cả người và vật), mang tính lựa chọn trong số người hoặc vật đã được biết.
a. Làm CHỦ NGỮ của Động từ
Eg:
-Which is your favorite color?
Màu nào là màu bạn ưa thích nhất?
-Which is cheaper, the bus or the train?
Xe nào rẻ hơn, xe bus hay xe lửa?
( WHICH là Chủ ngữ của “is”)
b. Làm TÂN NGỮ của Động từ:
Eg:
-Which do you like, tea or coffee?
Bạn thích uống thứ nào , trà hày cà phê ?
(WHICH là Tân ngữ của “like”)
c. Làm TÂN NGỮ của Giới từ:
Eg:
– Which car do you want me to put them in?
Bạn muốn tôi đặt chúng vào xe nào?
( WHICH là Tân ngữ của “to”)

V-ing vs To V

V-ing / To – V

  1. V + TO V

– Decide : quyết  định

– Forget : quên

– Hope : hi vọng

– Learn : học

– Need : cần

– Offer : đề nghị

– Plan : kế hoạch

– Pretend : giả vờ

– Promise : hứa

– Want : muốn

– would like : muốn

– swear : thề

EX : They are “planning” TO GET married soon.

  1. V + V-ing:

– Dislike : không thích

– Enjoy : thích

– Feel like: muốn làm gì

– Finish:  hoàn thành

– Keep on (=continue) : tiếp tục

– Practice : thực hành

– Spend time :  dành thời gian làm gì đó .

– (don’t) mind :  ngại, phiền

– Avoid : tránh, né .

– delay : trì hoãn

– consider : xem xét

– admit : thừa nhận

– deny : từ chối

– miss : bỏ lỡ

– resent : bực tức

– report : báo cáo

– recall : gợi nhớ

– resist : chống lại

– resume : tiếp tục

– escape : thoát khỏi

– Be used to/ Get used to + V-ing

– look forward to + Ving

I “enjoy”  READING in bed.

  1. NHỮNG ĐỘNG TỪ THEO SAU GỒM CẢ TO V & V-ing:

Advise, attempt, commence, begin, allow, cease, continue, dread, forget, hate, intend, leave, like, love, mean, permit, prefer, propose, regret, remember, start, study, try, can’t bear, recommend, need, want, require.

– EX:

STOP:

  • Ving :nghĩa là dừng hành động đang diễn ra đó lại
  • To V : dừng lại để làm hành động khác

FORGET ,REMEMBER :

  • Ving : Nhớ (quên) chuyện đã làm
  • To V : Nhớ (quên ) phải làm chuyện gì đó( chuyện đó chưa diễn ra)

REGRET:

  • Ving : hối hận chuyện đã làm
  • To V : lấy làm tiếc để ……

TRY = MANAGE :

  • Ving : thử
  • To V : cố gắng để …

Các Mẹo Học Tiếng Anh

Bốn mẹo giúp học tiếng Anh giao tiếp dễ dàng, chỉ cần bạn siêng

Ấn vào đây để cùng học mỗi ngày 1 cấu trúc có video hướng dẫn cùng FeasiBLE ENGLISH

4 Tips for Speaking English

tips

 

1. Bạn phải xác định mục tiêu học tiếng anh giao tiếp của mình là gì ?

Một khi bạn đã muốn học thực sự, bạn phải xác định được mục tiêu của mình, tức là bạn phải trả lời được câu hỏi bạn học tiếng anh để làm gì? Đây chính là bước đầu tiên cần phải làm, vì để chinh phục nó thì không phải dễ, giống như muốn có được Vợ (đi tán gái) phải chiều Em uốn hoặc Gia Đình người đó, Người Vợ đó chính là mục tiêu của bạn.

  • Học tiếng anh để đi nước ngoài, đi du lịch, thi cử hay để thể hiện với bạn bè, hay chỉ để giao tiếp thông thường
  • Học tiếng anh để có một công việc tốt sau khi ra trường hoặc là đi

Nhưng dù là mục đích nào đi chăng nữa thì bạn phải luôn xác định được mục tiêu học của mình? Như vậy, bạn mới có thể biết được  học cái gì và nên học như thế nào.

Nói chung có mục tiêu để chúng ta tạo đam mê999

2.  Duy trì thói quen tự nói trước gương hàng ngày

Để bạn có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh trong công việc tốt bạn đừng quên việc tạo cho mình thói quen duy trì luyện tập hàng ngày, thậm chí tự nói chuyện với mình, tưởng tượng , sẽ chẳng có ai thông minh đến mức có thể học một lần rồi nhớ mãi, hầu như tất cả những người có thể giao tiếp tiếng Anh nổi tiếng ở Thế Giới thì để tạo nên sự thành công ở một lĩnh vực nào đó như ngày hôm nay không thể thiếu yếu tố duy trì luyện tập mỗi ngày. Bạn hãy nhớ rằng quá trình duy trì, luyện tập không tự cảm thấy nhàm chán chính là bí quyết tạo nên sự thành công không chỉ về Giao Tiếp Tiếng Anh mà còn nhiều vấn đề khác về công việc và mọi thứ cần sự chắp vá.

 

3. Bạn hãy học nghe ngữ cảnh trước sau đó áp dụng và sử dụng

Học từ thông qua các câu đàm thoại của người nước ngoài và thực hành với bạn mình, chủ động tạo m2ôi trường, Thông thường có những bạn luôn đặt ra mục tiêu cho mình là một ngày phải học thuộc từ 5 – 10 từ mới và ngày mai lại quên ngay. Vậy khi bạn giao tiếp sẽ khó dùng, nhưng khi dùng ngữ cảnh mà áp dụng thì có phản xạ ngay tức khắc.

4. Học thì phải hành

Nếu như bạn quan niệm học cho xong, cho biết thì đó là một quan niệm sai lầm, và nó sẽ chẳng mang lại cho bạn kết quả gì đâu. Bạn phải biết cách vận dụng vào hoàn cảnh giao tiếp hàng ngày, phải cố gắng lặp lại nó nhiều lần càng nhiều càng tốt, tạo thói quen tốt. Tại sao ư ? Như bạn đã biết chỉ cần 3000 từ vựng tiếng Anh cơ bản là có thể nói tiếng Anh dễ dàng, nhưng trên thực tế có nhiều bạn có rất nhiều vốn từ vựng, thậm chí lên đến 4000 – 5000 từ nhưng vẫn không thể giao tiếp được, lý do là các bạn chỉ học để đó và không bao giờ áp dụng vào thực tế, và cũng một phần do từ bẩm sinh đã học Ngữ Pháp trước học Nói sau, [ngược đời] => phản khoa học, nó sẽ làm ảnh hưởng tới phản xạ và sợ sai của bạn, Vì thế vấn đề ở đây không phải là học nhiều, mà là sử dụng được tất cả những gì bạn đã học. Thay vì dành nhiều thời gian học từ mới và mẫu câu mới, hãy  chăm chỉ luyện tập hàng ngày để sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt vốn từ đang có của bạn trước đã.

Ấn vào đây để cùng học mỗi ngày 1 cấu trúc có video hướng dẫn cùng FeasiBLE ENGLISH